Đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán hàng dịch vụ có đối tượng khách hàng chủ yếu là các nhân thì việc xuất hóa đơn sẽ thực hiện như thế nào? Trong trường hợp này, xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân sẽ thực hiện như thế nào? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ vấn đề này với các doanh nghiệp như sau:
Tại điểm b, khoản 7, Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“…Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.”
Theo đó,
Trường hợp khách hàng cá nhân mua hàng dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp tổng hợp và ghi chung vào một hóa đơn cuối ngày.
Trường hợp hóa đơn trên 200.00 đồng thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện xuất hóa đơn. Nếu không đủ thông tên người mua, địa chỉ mã số thuế thì doanh nghiệp thực hiện ghi rõ “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.” hoặc “người mua không lấy hóa đơn” đối với người mua không lấy hóa đơn