CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói và dịch vụ thành lập công ty giá rẻ tại Việt Nam. Ngoài ra, CKTC còn nhận hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu hợp tác cùng CKTC.
Hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán của Chìa Khóa Thành Công với nhiều năm kinh nghiệm chuyên về kế toán – thuế, nhận làm ngoài giờ, bán thời gian, đăng ký kế toán trưởng, kế toán – thuế tháng, quý, năm, trọn gói,…
Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán ngày càng nhiều, Chìa Khóa Thành Công cung cấp thêm dịch vụ hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán với các cá nhân hiện đang làm dịch vụ kế toán và đang nhận một số công ty bên ngoài để nâng cao thu nhập.
Chính vì điều này Chìa Khóa Thành Công đã mở ra dịch vụ hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán nhằm liên kết và hợp tác với mọi người để cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng.
Chương trình hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán như sau:
1. Nhiệm vụ, vai trò, lợi ích của người hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán với Chìa Khóa Thành Công
a. Cung cấp thông tin khách hàng đang muốn sử dụng dịch vụ kế toán cho Chìa Khóa Thành Công;
b. Là cầu nối giữa Chìa Khóa Thành Công và khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán;
c. Sẽ được hưởng phần trăm phí hợp tác do bên Chìa Khóa Thành Công thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản;
d. Người hợp tác dịch vụ kế toán với Chìa Khóa Thành Công không phải quan tâm tới việc báo cáo thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính và các dịch vụ liên quan đến thuế hàng tháng, hàng năm.
2. Vai trò và nhiệm vụ của Chìa Khóa Thành Công với người hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán
a. Phải trích phần trăm phí hợp tác cho bên hợp tác sử dụng dịch vụ là “20%” của phí dịch vụ mỗi tháng khi nhận được phí từ công ty đang sử dụng dịch vụ kế toán.
b. Liên hệ lấy hóa đơn chứng từ và phải đảm bảo khách hàng sử dụng các dịch vụ kế toán (nếu sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói) như sau:
A) Hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán – Lập hồ sơ khai thuế và dịch vụ kế toán
I. Dịch vụ làm kế toán doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm trọn gói:
1. Lập báo cáo thuế GTGT;
2. Lập báo cáo thuế TNDN;
3. Hoàn thiện chứng từ và lập sổ sách kế toán;
4. Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế;
5. Tư vấn cảnh báo những biến động bất thường trong tài chính;
II. Dịch vụ kế toán khai thuế thu nhập cá nhân.
1. Khai báo đăng ký mã số thuế cá nhân;
2. Kê khai thuế hàng tháng;
3. Nộp thuế thu nhập cá nhân.
III. Dịch vụ làm báo cáo tài chính nội bộ để vay vốn ngân hàng.
1. Báo cáo tài chính;
2. Thông tin khác về tài chính: Hợp đồng hóa đơn giải ngân khoản vay; Báo cáo nhanh công
nợ phải thu, phải trả;…
3. Lập hồ sơ phương án vay vốn ngân hàng;
4. Thủ tục, hồ sơ phương án giải ngân;
5. Hoàn thiện hệ thống giấy tờ khác (nếu có).
IV. Dịch vụ quyết toán thuế.
1. Kiểm soát lại chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo thuế GTGT, TNDN và báo cáo tài chính các năm cần quyết toán;
2. Hoàn thiện, bổ sung thiếu sót trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp;
3. Đứng ra giải trình trước cơ quan thuế.
B) Hợp tác cung cấp dịch vụ kế toán – Lập hệ thống sổ sách kế toán
– Cập nhật chứng từ, lập tất cả các loại sổ sách theo quy định của luật kế toán:
+ Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu, chi;
+ Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hóa, phải thu, phải trả;
+ Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao…theo quy định;
+ Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động;
+ Lập sổ cái các tài khoản;
+ Lập sổ nhật ký chung.
– Trong quá trình thực hiện sổ sách sẽ kết hợp cùng doanh nghiệp để cân đối xử lý tất cả các vấn đề tồn đọng liên quan đến kế hoạch doanh thu, chi phí, lãi lỗ. Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.
– Kẹp, lưu chứng từ kế toán và chứng từ gốc theo quy định.
– Lập và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến Doanh nghiệp.
1. Kiểm tra, hoàn thiện chứng từ.
– Kiểm tra lại chứng từ gốc so với tờ khai thuế GTGT hàng tháng để phát hiện thiếu sót và điều chỉnh.
– Điều chỉnh, bổ sung các chứng từ kế toán chặt chẽ với chứng từ gốc.
– Tư vấn, xử lý các tình huống tồn đọng của chứng từ: như mất chứng từ, chứng từ không hợp lệ….
2. Kiểm tra, hoàn thiện tính hợp lý trong hạch toán kế toán.
– Dựa vào sổ sách đã có của doanh nghiệp để kiểm tra xem kế toán đã hạch toán đúng theo quy định của Bộ tài chính ban hành hay chưa.
– Thực hiện điều chỉnh lại hạch toán nếu phát hiện sai sót.
3. Thẩm định lại các vấn đề liên quan đến thuế TNDN.
– Doanh thu chịu thuế: Kiểm tra các hóa đơn đầu ra để biết doanh thu chịu thuế đã vào đủ và đúng chưa, liệu có thiếu sót gì để bị cho là trốn thuế hay không và bổ sung kịp thời cho Doanh nghiệp.
– Chi phí tính thuế TNDN: Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn chi phí mua vào, chi phí lương, chi phí khác…. đã đúng theo quy định của luật thuế chưa và điều chỉnh.
– Giá vốn hàng bán: Kiểm tra hàng hóa nhập, xuất đúng chủng loại chưa, giá thành có đúng theo từng chủng loại đó không để điều chỉnh nếu sai sót.
4. Kiểm tra, hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán.
– Trường hợp doanh nghiệp đã có sổ sách và khi kiểm tra phát hiện sai sót ít: sẽ bổ sung các sổ thiếu và điều chỉnh các sổ bị sai theo quy định.
– Trường hợp vì lý do nào đó doanh nghiệp bị thất lạc hoặc không có sổ sách: sẽ lập lại toàn bộ sổ sách kế toán theo báo cáo tài chính doanh nghiệp đã nộp.
5. Quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
– Giữ vai trò là nhân viên kế toán của doanh nghiệp đứng ra trực tiếp giải trình với cơ quan thuế về các vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán đã thực hiện.