Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường hay hợp tác để cùng kinh doanh. Vậy quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định như thế nào? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ cùng các bạn:
1. Quy định của Luật đầu tư 2014 về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tại Điều 3 khoản 9 Luật đầu tư 2014 quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau
“9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Điều 29 khoản 2 Luật đầu tư 2014 cũng quy định:
“Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”
Theo quy định trên thì:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là việc hợp tác giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong kinh doanh nhằm phân chia lợi nhuận và sản phẩm,
Không thành lập pháp nhân mới.
Việc hợp tác này sẽ được triển khai kinh doanh trên một pháp nhân có sẵn của các bên hợp tác kinh doanh
2. Quy định của Luật thuế TNDN về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tại mục n khoản 1 điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
“n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:
– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.”
Theo quy định trên, các bên khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể phân chia kết quả như sau:
- Phân chia sản phẩm
- Phân chia doanh thu
- Phân chia lợi nhuận trước thuế TNDN
- Phân chia lợi nhuận sau thuế TNDN
Tùy từng mô hình kinh doanh, và phương thức phân chia kết quả để các bên thống nhất cử ra một ban quản lý, hoặc hạch toán, thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh
2. Quy định của pháp luật kế toán về hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC có 3 hình thức hợp tác kinh doanh. Các hình thức kinh doanh đều có những nguyên tắc chung. Để hiểu rõ những nguyên tắc đó, mời các bạn xem bài viết:
Nguyên tắc kế toán giao dịch hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, có 3 hình thức hợp tác kinh doanh là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế