Doanh nghiệp Việt đang chết yểu vì chi phí

Doanh nghiệp Việt đang “chết yểu” vì chi phí.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới thời gian qua được xem là tín hiệu tích cực, tuy nhiên cũng nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa vì không cáng đáng nổi chi phí đã phải sớm giã từ thị trường, từ bỏ “giấc mơ khởi nghiệp”.

Doanh nghiệp đang phải gánh những chi phí gì?

Tại buổi Tọa đàm Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển, ông Ngô Văn Điểm, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cho biết, chúng ta cần phân định chi phí cho rõ, một là chi phí kinh doanh nói chung, đó là các quy định của nhà nước tác động đến mọi doanh nghiệp như nhau, hai là chi phí của từng doanh nghiệp (DN). Việc các DN khởi nghiệp còn khó khăn thì phải xét trên chi phí của DN.

“Trên thực tế, con số được công bố chính thức thì cứ 3 DN ra đời thì có ít nhất 3 DN giải thể hoặc đóng cửa. Tại sao có con số đó, bởi các DN mới ra đời thì tiếp cận nguồn lực chi phí rất cao bởi hầu hết là DNNVV, khi anh tiếp cận đất đai giá nó lên mà anh lại gặp phải thị trường cạnh tranh không lành mạnh thì anh sẽ thuê đất rất khó, thuê văn phòng rất khó“, ông Điểm cho hay.

Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, thuế phí đang là rào cản lớn nhất, hạ thấp cơ hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ hai là ngân hàng, lãi suất tín chấp cao hơn vài %, cộng với các chi phí khác nữa thì DN càng khổ. Tiếp nữa, DN khảo sát thị trường không chính xác, sức mua chỉ khoảng 2.275 USD/người thì sức mua không thể lớn được. Nên DN khi khảo sát, nghĩ rằng mình làm ra sản phẩm được thị trường chấp nhận nhưng khi bước vào thực tế thì bị vỡ trận nên phải rút lui khỏi thị trường.

Chi phí của DN thì hầu hết các DN đều nhập khẩu nguyên liệu, các thủ tục kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu theo con số của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra là 10.000 mặt hàng được kiểm soát về xuất nhập khẩu thì đã mất 14.300 tỷ đồng.

“Tôi nghĩ rằng, không chỉ giảm chi phí mà còn cần giảm cả thời gian giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) đang rất phiền hà, làm nản lòng các DN, nhất là các DN mới ra đời. Bên cạnh nhập khẩu là vận tải, riêng đường QL1 có 40 trạm thu phí. Đối với xe con, đi qua hết 40 trạm này mất 1,3 triệu đồng tiền lệ phí, trong khi xe tải trọng lớn mất 10-20 lần tiền phí như vậy, rồi chi phí logistics nữa”, ông Điểm chia sẻ.

Thêm nữa, theo Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân một chi phí DN nào cũng vấp phải là điện năng, chiếm khoảng 10% tổng chi phí của DN, mà tư duy tiết kiệm điện năng lại không có nên càng tốn kém. Chi phí nữa mà các DNNVV mới ra đời đều phải cổng, đặc biệt là các DN làng nghề, hộ kinh doanh cá thể đó là chi phí môi trường. Bởi khi anh độc lập xử lý rác thải thì chi phí sẽ lớn hơn khi anh tập trung sản xuất tại các khu công nghiệp.

“Đó chỉ là những chi phí chính thức. Còn sự góp mặt của các chi phí không chính thức là một loại chi phí ngầm, chi phí ngoài luồng rất rắc rối, ở Việt Nam – từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tham nhũng vặt” nhưng hậu quả của nó thì cũng không kém tham nhũng lớn thậm chí kinh khủng hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Con số này ở Việt Nam không hề thấp, dẫn đến cơ chế thị trường méo mó”, ông Điểm nhận định.

Giải pháp có đem lại hiệu quả?

Theo ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng CIEM, các giải pháp gần đây Chính phủ tập trung cắt giảm chi phí như chi phí, lệ phí, cắt giảm thời gian cũng như chi phí về các TTHC như Nghị quyết 19, Nghị quyết 35. Rõ ràng, Chính phủ đã nhận diện được những vấn đề và đang thực hiện giải quyết các vấn đề .

“Tác động trên thực tế qua cảm nhận của tôi cũng như qua đối thoại với cộng đồng DN thì tôi cho rằng tác động chưa nhiều, chưa đạt được kỳ vọng cũng như mong muốn của cộng đồng DN và các bên có liên quan. Các giải pháp của Chính phủ hiện nay là đúng nhưng kết quả thực hiện còn khá hạn chế”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu ngày 21/8 vừa qua, hiện có 5.917 điều kiện kinh doanh của các bộ tại các cửa khẩu, 100.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, mỗi năm DN phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng để làm các thủ tục này. Tuy nhiên tình trạng kiểm tra nhiều nhưng phát hiện vi phạm chẳng bao nhiêu.

Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, hiện nay chúng ta đang giao cho các bộ, ngành tự rà soát toàn bộ lĩnh vực và tự rà soát từng thủ tục. Cách làm này là không hiệu quả, chính các bộ ngành là nơi sản sinh ra các sản phẩm đó, các cơ quan là những người xây dựng chính sách, thực thi chính sách, sau đó lại tự rà soát và cắt bỏ đi cái mà mình vừa ban hành trước đó, điều này là không hiệu quả.

Theo nghiên cứu “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản vẫn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chịu chi phí nộp thuế cao trong khu vực ASEAN, ở mức 39,1% so với lợi nhuận và cao hơn 2 lần so với Singapore. Ngoài ra, chi phí về tuân thủ chứng từ xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ở mức cao nhất, gấp gần 4 lần so với Singapore và hơn 3 lần so với Philippines.

Theo congluan.vn

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

Mail: cktc.vn@gmail.com

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.