Trước và ngay cả sau khi mở quán ăn, nhà hàng, quán cafe, vấn đề hoàn thiện các thủ tục giấy tờ luôn làm bạn phải đau đầu và suy nghĩ không thể yên tâm làm việc, trong đó giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất nhưng bạn chỉ được những câu trả lời chung chung và không biết phải bắt đầu từ đâu.
Sau đây là toàn bộ quy định cũng như cách thức để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho quán ăn, quán cafe, theo quyết định số 41/2005/QĐ-BYT quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với dịch vụ và phục vụ ăn uống như sau:
I. Quán cà phê, quán trà:
1. Bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn.
2. Không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc.
3. Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.
4. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
5. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng. Chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hóa học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
II. Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, Cá nhân:
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp tại Chi cục ATVSTP, nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ – hẹn trả kết quả
- Chi cục ATVSTP:
– Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ khi hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ, ghi phiếu nhận và ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở cơ quan Chi cục ATVSTP (Bộ phận một cửa)
Thành phần, số lượng, hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.
- Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở.
- Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ tại Chi cục ATVSTP
4. Đối tựợng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục ATVSTP
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục ATVSTP
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
7. Lệ phí:
- Phí thẩm định xét duyệt hồ sơ: 50 000đồng/1 hồ sơ
- Phí kiểm tra thẩm định: 200 000đồng/1 cơ sở
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản cam kết bảo đảm VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ sở phải đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị và những điều kiện khác theo quy định
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm
- Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo
- Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng VSATTP.
Mẫu I
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11 /2006/QĐ-BYT
ngày 9 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
KÍNH GỬI: CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ sở ………………………………..được thành lập ngày:…………………………………..
Trụ sở tại:…………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………..Fax:…………………………………………………………..
Giấy phép kinh doanh số………………..ngày cấp:……………..đơn vị cấp:………………
Loại hình sản xuất, kinh doanh:…………………………………………………….
Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:…………………………………………………………..
Số lượng công nhân viên:………………. (cố định:…………………..thời vụ:……………..)
Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm …………….(ghi cụ thể mặt hàng, loại hình kinh doanh).
Xin trân trọng cảm ơn.
Chủ cơ sở (ký tên & đóng dấu)
Hồ sơ kèm theo bao gồm:
–Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;
-Bản thuyết minh về cơ sở vật chất;
-Bản sao công chứng Giấy chứng nhận GMP, SSOP, HACCP (nếu có);
-Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu TP và sản phẩm TP do cơ sở SX, KD;
-Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia SX, KD;
-Bản sao Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP.
Mẫu II
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11 /2006/QĐ-BYT
ngày 9 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BẢN CAM KẾT BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM
Số……………………………………
Cơ sở:……………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………… Fax:…………………………E-mail:………………………………
CAM KẾT
áp dụng cho sản phẩm:………………………………………………………………………………
Chúng tôi cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
……, ngày ……..tháng……..năm 200…
CHỦ CƠ SỞ
(ký tên & đóng dấu)
III. Xử phạt đối với vi phạm về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo NĐ – Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Số: 91/2012/NĐ-CP)
Điều 23. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn với các mức sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn dưới 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý có hành vi sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
2. Xử phạt đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng với các mức sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp xã quản lý;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp huyện quản lý;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở thực phẩm thuộc cấp tỉnh trở lên quản lý.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Buộc đăng ký kiểm tra để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.