Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi được hưởng, khi tham gia bảo hiểm xã hội và thỏa mãn các điều kiện của Luật BHXH. Các điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào? CKTC mời bạn đọc theo dõi bài viết : Mức hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng chế độ thai sản
Tại điều 35 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động khi sinh con như sau:
- Được hưởng 4 tháng lương trong thời gian nghỉ sinh con ( Từ năm 2016 thời gian nghỉ là 6 tháng)
- Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Từ ngày 01/01/2016, theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định chi tiết hơn về mức hưởng chế độ thai sản. Mời bạn tham khảo bài viết sau:
2. Trợ cấp một lần
Tại Điều 34 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về mức trợ cấp một lần đối với một số trường hợp như sau:
- Khi lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Người lao động nhận nuôi con nuôi thì được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con
Ví dụ:
Nhân viên A tại Công ty Kế toán CKTC có mức đóng BHXH như sau:
Từ tháng 06/2014 đến hết tháng 03/2015 mức đóng là 4.000.000 đồng/tháng
Từ tháng 04/2015 đến hết tháng 06/2015 mức đóng là 5.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên đến ngày 30/06/2015 chị A hết hợp đồng lao động tại công ty.
Đến tháng 08/2015 chị A sinh con.
Như vậy:
- Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con ( tức là từ tháng 08/2014 đến hết tháng 08/2015) chị A đã đóng BHXH được 11 tháng ( đóng bảo hiểm từ tháng 8/2014 tới tháng 6/2015) => Thỏa mãn điều kiện đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con, nên được hưởng chế độ thai sản trợ cấp một lần
- Mức hưởng là tiền lương bình quân đóng bảo hiểm trong 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc:
Từ tháng 1/2015-3/2015 (3 tháng) : 4.000.000đ/tháng
Từ tháng 4/2015-6/2015 (3tháng) : 5.000.000đ/tháng
- Mức hưởng mà chị A được nhận là:
3. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Tại Khoản 2 Điều 36 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về mức hưởng đối với lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con như sau:
“ 2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này.”
Theo quy định trên, Nếu lao động nữ đủ điều kiện để đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con thì ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định
4. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Tại Điều 37 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định về mức hưởng đối với trường hợp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05-10 ngày
Mức hưởng trợ cấp một ngày trong trường hợp này bằng
- 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại gia đình
- 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở y tế tập trung
Chú ý:
Theo quy định mới tại luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thì mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (không phân biệt nghỉ tại gia đình hay cơ sở y tế)