Hệ số K trong kế toán là một khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, cụ thể hệ số K trong kế toán là gì và Cách tính hệ số K trong kế toán như thế nào?
1. Hệ số K trong kế toán là gì?
Hệ số K là tham số/ngưỡng giới hạn dùng để kiểm soát rủi ro về hóa đơn được xác định dựa trên tỷ số của tổng giá trị hàng hóa bán ra với tổng giá trị hàng hóa tồn kho và mua vào.
Theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 của Tổng cục Thuế về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, theo đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống.
Trong đó, có một số chức năng chính như sau:
– Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
– Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
Trường hợp người nộp thuế vượt ngưỡng sẽ cảnh báo và đưa vào “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn”.
2. Cách tính hệ số K trong kế toán như thế nào?
Công thức tính hệ số K theo hướng dẫn tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 như sau:
K |
= |
Tổng giá trị hàng hoá bán ra trên hóa đơn |
Tổng giá trị hàng tồn kho + tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn |
Trong đó:
– K là tham số cảnh báo giám sát hóa đơn
– Tổng giá trị bán ra là tổng giá trị hàng hóa bán ra chưa bao gồm thuế GTGT
– Tổng giá trị hàng tồn kho là tổng giá trị hàng tồn kho
– Tổng giá trị hàng hóa mua vào là tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT
Trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử vượt ngưỡng hệ số K thì:
– Sẽ bị đưa vào danh sách thuộc diện giám sát xuất hoá đơn vượt ngưỡng an toàn;
– Xem xét, xác định các trường hợp thuộc diện ngừng sử dụng hóa đơn nếu đã xác minh là doanh nghiệp xuất hóa đơn khống thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
3. Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K
Quy trình kiểm soát hóa đơn điện tử theo hệ số K để ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống của cơ quan thuế như sau:
Bước 1: Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào và đưa ra cảnh báo.
Bước 2: Kiểm tra kết quả kiểm soát theo hệ số K
Bước 3: Lập “Danh sách NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn”
Bước 4: Tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp nằm trong danh sách
Bước 5: Tổng hợp kết quả kiểm tra từ các Cục Thuế và gửi về Tổng cục Thuế
Trên đây là định nghĩa hệ số K trong kế toán là gì và cách xác định hệ số K, nếu còn thắc mắc thì liên hệ ngay với CKTC.
CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty
Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán
Dịch vụ tra cứu hóa đơn
Dịch vụ tra cứu thông tin công ty
Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây
Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh