Phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa

CKTC chia sẻ về phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, hàng tồn kho theo Thông thư 200 gồm các cách sau: phương pháp bình quân, đích danh và FIFO (nhập trước xuất trước).

I. Căn cứ pháp lý của phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa.

– Thông tư 133/2016/TT-BTC;

– Thông tư 200/2014/TT-BTC;

– Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho: VAS 02, IAS2.

Phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa

II. Các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa theo Thông tư 200

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho gồm:

– Giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền;

– Giá xuất kho theo phương pháp đích danh;

– Giá xuất kho theo phương pháp FIFO hay nhập trước xuất trước.

Ngoài 3 phương pháp chính trên Thông tư 200/2014/TT-BTC còn đề cập đến phương pháp giá bán lẻ, áp dụng cho 1 số ngành đặc thù như bán lẻ, siêu thị.

Lưu ý:

– Hàng hóa, vật tư cần được theo dõi, xác định giá trị nhập, xuất, tồn riêng theo từng mặt hàng;

– Trong công ty có thể áp dụng phương pháp tính giá khác nhau đối với các nhóm hàng hóa vật tư khác nhau, ví dụ hàng hóa áp dụng PP đích danh, vật tư phụ áp dụng PP bình quân cả kỳ. Tuy nhiên cần đảm bảo được nguyên tắc nhất quán – tức là trong năm chỉ áp dụng 1 phương pháp tính giá cho 1 nhóm hàng;

– Việc lựa chọn phương pháp tính giá do công ty quyết định, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, khả năng đáp ứng nghiệp vụ, đồng thời phù hợp với đặc điểm của hàng hóa, vật tư mà công ty kinh doanh.

III. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Giá trị hàng hóa, vật tư được xác định bằng bình quân của giá trị hàng hóa, vật tư nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ chia cho tổng số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào và tồn đầu kỳ.

Tùy theo thời điểm tính giá trị trung bình của hàng hóa xuất kho, phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền được chia thành phương pháp bình quân cuối kỳ (thường là tháng) và phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

1. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Đơn xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (thường là mỗi tháng) được xác định bằng tổng giá trị từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng đó chia cho tổng số lượng tương ứng của hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng:

Đơn giá xuất kho =

(Giá trị tồn kho đầu hàng + Tổng giá trị hàng nhập trong tháng)


(Số lượng hàng tồn kho đầu tháng + Tổng số lượng hàng nhập trong tháng)

➨ Ưu điểm: 

Dễ thực hiện, tính toán, chỉ cần tính toán một lần vào cuối tháng.

 Nhược điểm: 

– Không xác định được giá xuất kho tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong tháng do chỉ có thể tính được giá xuất kho vào cuối mỗi tháng sau khi đã có đủ dữ liệu nhập kho, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Dẫn tới thiếu thông tin kế toán khi cần ra quyết định kinh tế;

– Do có một đơn giá xuất kho duy nhất cho một loại hàng hoá, nguyên vật liệu, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ sẽ không phản ánh được sự biến động giá của mỗi lần xuất kho trong trường hợp có sự biến động của đơn giá tồn đầu tháng và đơn giá của các lần nhập trong tháng.

 Áp dụng:

Từ ưu nhược điểm đã nếu thì phương pháp tính giá xuất kho bình quân cả kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng nhiều, biến động giá ít.

2. Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Sau mỗi lần nhập từ mua hàng hoặc sản xuất, đơn vị sẽ thực hiện tính lại giá trị của hàng hóa, vật tư tồn kho đó. Vì thế giá trị xuất kho của từng lần sẽ được tính như sau:

Đơn giá xuất kho lần i = Tổng giá trị tồn kho ngay trước xuất kho lần i


Tổng số lượng tồn kho ngay trước xuất kho lần i

➨ Nhược điểm: 

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập là phải tính toán lại giá xuất kho sau mỗi lần nhập. Do vậy, khối lượng công việc tính toán sẽ tăng lên rất nhiều khi hàng hóa thường xuyên được nhập kho.

➨ Ưu điểm: 

So sánh với phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập có thể xác định được đơn giá xuất kho tại mọi thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong tháng. Đơn giá xuất kho cũng thể hiện rõ hơn sự biến động về giá xuất kho trong trường hợp giá nhập kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ có sự biến động lớn.

➥ Áp dụng:

Đối với các doanh nghiệp thường ít chủng loại hàng, có giá cả hàng hóa biến động tương đối về giá, khối lượng nhập xuất hàng ít, cần theo dõi chi tiết giá nhập xuất kho để ra quyết định kinh doanh.

VI. Tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh

Phương pháp tính giá đích danh xác định đơn giá xuất kho theo giá trị nhập kho tương ứng của chính mặt hàng đó, chi tiết đến từng chiếc hoặc lô hàng nhập về.

➨ Ưu điểm:

Phương pháp này giúp xác định được đúng nhất giá vốn tương ứng với doanh thu của hàng bán. Đơn giá xuất kho có thể được xác định ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

➨ Nhược điểm:

Việc áp dụng phương pháp này rất khó khăn đối với công ty có nhiều loại hàng hoá và số lượng nhập xuất thường xuyên. Đòi hỏi kế toán công ty cần theo dõi chi tiết đến từng lô hoặc mã hàng nhập xuất.

➨ Áp dụng:

Các công ty có ít mã hàng, khối lượng nhập xuất hàng ít, giá trị hàng cao, bộ máy kế toán và kho có thể theo dõi hàng nhập xuất kho chi tiết đến từng lô/ mã hàng.

V. Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước – Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Phương pháp này dựa trên giả định hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước, lượng hàng hóa nhập trước xuất hết rồi mới xuất lượng hàng hóa nhập sau. Hàng tồn kho còn lại sẽ thuộc những lần nhập gần thời điểm hiện tại nhất.

➨ Nhược điểm: 

Không phản ánh được đúng giá vốn theo thị trường thời điểm xuất kho, nhất là đối với các mặt hàng có biến động nhiều về giá, khối lượng công việc tăng lên rất nhiều khi đơn vị phát sinh nhiều hoạt động nhập/xuất kho.

➨ Ưu điểm:

Sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, kế toán có thể tính được giá xuất kho ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nên đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán. Ngoài ra đối với các mặt hàng có xu hướng giảm giá sẽ giúp giảm được chi phí thuế TNDN do giá vốn tại thời điểm xuất kho cao hơn so với các phương pháp tính giá còn lại.

➨ Áp dụng:

Các doanh nghiệp có hàng hóa có hạn sử dụng như hóa mỹ phẩm hoặc thực phẩm, giá mặt hàng trên thị trường ổn định hoặc có xu hướng giảm trong tương lai ngắn.

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *