Trường hợp Doanh nghiệp có bán hàng kèm theo chiết khấu thương mại thì khi phát hiện sai sót sẽ thực hiện điều chỉnh theo quy định như thế nào? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ Quy định hóa đơn điều chỉnh chiết khấu thương mại
Quy định hóa đơn điều chỉnh chiết khấu thương mại
Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012-khoản 22, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế GTGT như sau:
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. ”
– Căn cứ Điểm 2.5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của’Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
“2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng ghi trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. ”
Căn cứ quy định và hướng dẫn trên, trường hợp Doanh nghiệp thực hiện chương trình chiết khấu thương mại căn cứ vào doanh số hàng hóa thực tế mà nhà phân phối đạt được, khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán Công ty lập hóa đơn GTGT điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, Doanh nghiệp và bên mua (nhà phân phối) phải kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Nếu bên mua không kịp thời kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo hóa đơn điều chỉnh của Doanh nghiệp thì bị xử phạt theo quy định của Luật quản lý thuế.
Trường hợp Doanh nghiệp thực hiện chiết khấu bằng hàng hóa cho nhà phân phối thì khi bàn giao hàng hóa chiết khấu cho nhà phân phối, Công ty phải lập hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế như đối với hoạt động bán hàng.