Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu? Kèm theo đó, doanh nghiệp có phải chịu thêm các hình thức khác cũng như việc điều chỉnh sổ sách phải thực hiện các công việc gì? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ xử phạt hóa đơn bất hợp pháp đối với doanh nghiệp.
Xử phạt hóa đơn bất hợp pháp đối với doanh nghiệp
Tại Khoản 4, Điều 108, Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định: “ Điều 08. Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng sẻ tiền thuế được khấu trừ số tiền thuế được hoàn.
8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giả trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán tại ngân sách. Tại Khoản 8, Khoản 9, Điều 3, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa. đơn bán hàng hóa. cung ứng dịch vụ.
9. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập đế to chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.”
Tại Điều 20, Điều 21 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (nêu trên) quy định:
“Điều 20. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giả trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giả trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành, nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Điều 21. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập không hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập đế to chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đem bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác, đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
– Tại Điều 23 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (nêu trên) quy định:
“Điều 23. Sử dụng hóa đơn của người mua hàng.
1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mại chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường, thiệt hại theo quy
i. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế tại điểm 1.3, i.4, Mục III Phần B Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ 2 mà có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, dịch vụ mua vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số thuế được hoàn”.
– Tại Khoản 3, Mục V, Phần B, Thông tư số 61/2007/TT-BTV ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính (nêu trên) quy định: Hóa đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:
+ Mua, sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hóa dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế. ”
Căn cứ theo các quy định trên, doanh nghiệp sẽ phải bị loại bỏ hóa đơn bất hợp pháp trong việc tính các chi phí cũng như thuế trên hóa đơn đó. Đồng thời doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt 1 lần tiền tính trên số thuế mà doanh nghiệp gian lận từ những hóa đơn đó.