Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn?. Dịch vụ kế toán CKTC xin hướng dẫn giải đáp các vướng mắc đó qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
1. Thế nào là hoá đơn bất hợp pháp – Khi nào một hóa đơn cho là bất hợp pháp
Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp gồm hóa đơn bất hợp pháp là hóa đơn giả; hóa đơn chưa có giá trị sử dụng; hết giá trị sử dụng, cụ thể như sau:
– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn hoặc in, khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác.
– Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
– Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành. Nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa. Các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
2. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014. Quy định việc Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc:
– Lập khống hóa đơn. Cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập. Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. (Trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán. Hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này).
– Cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách.
– Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc.
– Lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên.
– Dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
3. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra. Để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ. Hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế. Để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ. Nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế. Để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
4. Mức phạt đối với hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp
Quy định pháp luật về sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và các hình thức sử dụng hoá đơn bất hợp pháp được quy định tại các Điều 22; 23 trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
– Mức phạt đối với hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Cơ quan xử phạt sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi để đưa ra mức xử phạt tương đương nhưng không quá mức trần mà pháp luật quy định và không được thấp hơn mức sàn.
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339