Nghị định số 42 năm 2017 sửa đổi nghị định số 59 năm 2015

Chìa Khóa Thành Công chia sẻ về Nghị định số 42 năm 2017 sửa đổi nghị định số 59 năm 2015. Chi tiết về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng – Nghị định số 42 năm 2017 sửa đổi nghị định số 59 năm 2015.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: 42/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017

 NGHỊ ĐỊNH

VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2015/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định về sửa đổi, bsung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CPngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Nội dung Báo cáo nghiên cu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có)”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:

“1. Thẩm quyền lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 5 và bổ sung khoản 8 vào Điều 10 như sau:

“2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Trừ các dự án quy định tại điểm c khoản này, cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này (sau đây gọi chung là Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành) chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án sau đây: Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; các dự án nhóm B, nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan ở trung ương) quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tnh trở lên;

b) Trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này, Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này (sau đây gọi chung là Sở quản lý xây dựng chuyên ngành) chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án nhóm B, dự án nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh;

c) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thẩm định các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;

d) Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định dự án là cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc người quyết định đầu tư thì cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt dự án; các trường hợp còn lại do người quyết định đầu tư xem xét, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ giao, dự án nhóm A; dự án nhóm B, dự án nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các cơ quan ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước) hoặc tng công ty trực thuộc bộ quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên, trừ các dự án quy định tại điểm c, đ khoản này;

b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chtrì thẩm định thiết kế cơ sở về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phn thiết kế công nghệ) đối với các dự án nhóm B, dự án nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại các điểm a, d và đ khoản này;

c) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;

d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có) và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014, tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì thẩm định dự án có nội dung chủ yếu về mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng có cấu phần xây dựng gồm các hạng mục công trình, công việc không quyết định đến mục tiêu đầu tư, an toàn trong vận hành, sử dụng và có giá trị chi phí phn xây dựng dưới 05 tỷ đồng;

đ) Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện năng lực và có đề nghị được tự tổ chức thẩm định, Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chủ trì tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B, dự án nhóm C có công trình xây dựng từ cấp II trở xuống do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thuộc chuyên ngành do Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quản lý.

Việc phân cấp, ủy quyền phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định của pháp luật. Người được phân cấp, ủy quyền thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện. Kết quả thẩm định phải được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, quản lý theo quy định.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở về các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp I trở lên (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75m); dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75 m; dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II, cấp III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh;

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung dự án theo quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014, trừ các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện được quy định tại các điểm a và b khoản này.

8. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thẩm định dự án, thiết kế cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 34 của Luật tổ chức Chính phủ và Điều 13, Điều 14 của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành được phân cấp hoặc ủy quyền các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án cụ thể thuộc thẩm quyền thẩm định của mình sau khi được Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chấp thuận;

b) Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền cho phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thẩm định dự án, thiết kế cơ sở đối với các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dng

Dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lp Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được thực hiện như sau:

1. Đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng có công trình cấp I trở lên do các cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư;

c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư;

d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do các bộ, cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này. Kết quả thẩm định phải được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, quản lý theo quy định.

Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định thì yêu cầu chủ đầu tư trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành nơi thực hiện đầu tư xây dựng dự án.

2. Đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng có công trình cấp I trở lên do các cơ quan ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư;

c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trừ phn thiết kế công nghệ) đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư;

d) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 và phần thiết kế công nghệ (nếu có) đối với các dự án quy định tại các khoản a, b và c Điều này;

đ) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do các bộ, cơ quan ở trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này. Kết quả thẩm định phải được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành để theo dõi, quản lý theo quy định.

Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định thì yêu cầu chủ đầu tư trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng tại cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành hoặc Sở quản lý xây dựng chuyên ngành nơi đầu tư xây dựng dự án.

3. Đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành này chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại các điểm c và d khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ) của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cấp I trở lên (trừ công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m); công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng nằm trên địa bàn hành chính của hai tỉnh trở lên;

b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại các điểm c và d khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ) của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m; công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II, cấp III nằm trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014, trừ các nội dung thẩm định do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện được quy định tại các điểm a và b khoản này.

4. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“1. Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tin khả thi.

2. Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc gồm:

a) Công trình công cộng có quy mô cấp I, cấp đặc biệt;

b) Công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù gồm: Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng; cu trong đô thị từ cấp II trở lên, ga đường st nội đô từ cấp II trở lên; công trình tượng đài, công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử của địa phương; công trình có ý nghĩa quan trọng, điểm nhấn trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đán quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về Hội đồng tổ chức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; hình thức thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc; trình tự, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tchức, cá nhân liên quan đến thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc và chi phí cho việc thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

4. Khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định thì tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo của dự án”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 17 như sau:

“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) để giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, tham gia tư vấn quản lý các dự án khác khi cn thiết.

Tùy thuộc số lượng, quy mô dự án được phân cấp quản lý và điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng có thể ủy quyền cho Tổng cục trưởng trực thuộc Bộ thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý các dự án được phân cấp cho Tổng cục quyết định đầu tư.

3. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực:

a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là đơn vị sự nghiệp đặc thù, áp dụng cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ.

c) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:

“1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 24 như sau:

“1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m); công trình do Thủ tướng Chính phủ giao; các công trình thuộc dự án chuyên ngành do mình quyết định đầu tư; các công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ hai tỉnh trở lên, trừ các công trình quy định tại điểm c khoản này;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m; công trình từ cấp II trở xung được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;

c) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thicông, dự toán xây dựng (trường hp thiết kế hai bước) công trình thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:

“1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m); công trình từ cấp III trở lên của dự án thuộc chuyên ngành do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi qun lý của mình quyết định đầu tư; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình của dự án thuộc chuyên ngành do mình quyết định đầu tư, các công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ hai tỉnh trở lên, trừ các công trình quy định tại các điểm c và d khoản này;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tchức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m; công trình từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại các điểm a và d khoản này;

c) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) công trình thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;

d) Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có đủ điều kiện năng lực và có đề nghị được tự tổ chức thẩm định, Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho tập đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước), phần thiết kế công nghệ (nếu có) của công trình từ cấp II trở xuống của dự án do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thuộc chuyên ngành do Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quản lý.

Việc phân cấp, ủy quyền phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định pháp luật. Người được phân cấp, ủy quyền chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện. Kết quả thẩm định phải được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành đtheo dõi, quản lý;

đ) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của các công trình còn lại; tổ chức thẩm định phần thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản này”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:

“1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m), các công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 2 tỉnh trở lên;

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m; công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cấp II, III được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của các công trình còn lại; tổ chức thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng đối với các công trình quy định tại các điểm a và b khoản này”.

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và bổ sung khoản 9, khoản 10 vào Điều 30 như sau:

“5. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại, cấp công trình khác nhau, cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thẩm định công trình chính có cấp cao nhất của dự án.

9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 34 của Luật tổ chức Chính phủ và Điều 13, Điều 14 của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành được phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình cụ thể thuộc thẩm quyền thẩm định của mình cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành sau khi được Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chấp thuận;

b) Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng đối với công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở quản lý xây dựng chuyên ngành cho phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

10. Đối với dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, giao Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thẩm định thiết kế xây dựng”.

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng

1. Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của đồ án quy hoạch và đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng sau:

a) Hạng I: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 05 đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc 10 đồ án quy hoạch (trong đó ít nhất 05 đồ án là quy hoạch vùng hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các đồ án quy định tại điểm này đều đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hạng II: Đã chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 06 đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tnh hoặc 12 đồ án quy hoạch (trong đó, ít nhất có 03 đ án quy hoạch chung xây dựng xã) thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; các đồ án quy định tại điểm này đều đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc tham gia thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ 03 đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc 05 đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; các đồ án quy định tại điểm này đều đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạm vi hoạt động

a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế các bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng;

b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế các bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng, trừ chủ nhiệm các đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh;

c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ trì thiết kế các bộ môn chuyên ngành của các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện;

d) Các cá nhân chưa được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng được tham gia lập tất cả các loại đồ án quy hoạch theo đúng chuyên ngành của mình, không được đảm nhận các vai trò chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 như sau:

“1. Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

a) Thiết kế kiến trúc công trình;

b) Thiết kế kết cấu công trình;

c) Thiết kế điện – cơ điện công trình;

d) Thiết kế cấp – thoát nước;

đ) Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt;

e) Thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ công trình”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 49 như sau:

“2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

a) Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp III hoặc 02 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 50 như sau:

“1. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kim định xây dựng:

a) Hạng I: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Đã tham gia kiểm định hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 công trình cấp III hoặc 03 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình tất cả các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cu kiện xây dựng;

b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kim định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 như sau:

“Điều 51. Điều kiện năng lực đối với cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động

Cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tuân thủ quy định về điều kiện hành nghề của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:

“Điều 54. Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

1. Cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với loại và quy mô dự án theo quy định tại Điều này.

2. Cá nhân có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án khi đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:

a) Hạng I: Đã làm Giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B cùng loại;

b) Hạng II: Đã làm Giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C cùng loại;

c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia quản lý dự án của 01 dự án nhóm C cùng loại.

3. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm Giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Được làm Giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Được làm Giám đốc quản lý dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng tương ứng với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề”.

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 57 như sau:

“Điều 57. Quy định chung về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

1. Tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

a) Khảo sát xây dựng;

b) Lập quy hoạch xây dựng;

c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

d) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;

đ) Tư vấn quản lý dự án;

e) Thi công xây dựng công trình;

g) Giám sát thi công xây dựng;

h) Kiểm định xây dựng;

i) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:

a) Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

c) Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu n, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

3. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

4. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình”.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:

“Điều 66. Chng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng

1. Hạng I:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống qun lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

2. Hạng II:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

3. Hạng III:

a) Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

4. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xung cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực”.

21. Bổ sung Điều 66a vào sau Điều 66 như sau:

“Điều 66a. Chứng chỉ năng lực của tổ chức kim định xây dựng

1. Hạng I:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chhành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.

2. Hạng II:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.

3. Hạng III:

a) Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 05 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

4. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình tất cả các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kim định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

b) Hạng II: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kim định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

c) Hạng III: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kim định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng”.

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 74 như sau:

“1. Nhà thầu nước ngoài có các quyền sau:

a) Được quyền yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;

b) Được quyền tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định này;

c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép thầu được cấp;

d) Được trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý hàng hóa liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.

2. Nhà thầu nước ngoài có các nghĩa vụ sau:

a) Đăng ký địa chỉ, số điện thoại, fax, e-mail của văn phòng điều hành và người đại diện thực hiện hợp đồng tại các cơ quan có liên quan đến các nội dung nêu trên theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu. Đối với nhà thầu thực hiện các gói thầu lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình có thể đăng ký các nội dung nêu trên tại địa phương khác không phải là nơi có dự án nhận thầu.

Sau khi thực hiện công việc đăng ký các nội dung nêu trên, nhà thầu thông báo các thông tin này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình xây dựng biết, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;

b) Đăng ký sử dụng con dấu của văn phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công trình xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam theo quy định tại giấy phép thầu. Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lại con dấu cho cơ quan đã cấp;

c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng;

d) Thực hiện việc tuyển lao động, sử dụng lao động Việt Nam và lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

Chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghcao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.

Người nước ngoài làm việc cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất – nhập cảnh, đăng ký tạm trú hoặc thường trú và đăng ký để được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động;

đ) Thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động xây dựng;

e) Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với công việc của nhà thầu gồm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng; bảo hiểm tài sản hàng hóa đối với nhà thầu mua sắm; các loại bảo hiểm đối với nhà thầu thi công xây dựng và các chế độ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g) Đăng kiểm chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu cung cấp theo hợp đồng nhận thầu;

h) Đăng kiểm an toàn thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

i) Tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, về quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan;

k) Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định trong Giấy phép hoạt động xây dựng;

l) Khi hoàn thành công trình, nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập – tái xuất; thanh lý hợp đồng; đồng thời, thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về việc kết thúc hợp đồng, chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình”.

23. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75 như sau:

“1. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu khi đã có Giấy phép hoạt động xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà thầu nước ngoài; hưng dẫn nhà thầu nước ngoài tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; hỗ trợ nhà thầu nước ngoài trong việc chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến công trình nhận thu mà nhà thầu nước ngoài phải kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thầu và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

24. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 76 như sau:

“8. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ, hàng năm về nội dung quản lý hoạt động đầu tư xây dựng về Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi. Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung, biểu mẫu và thời gian thực hiện của các báo cáo.”

Điều 2. Bãi bỏ các quy định sau:

1. Quy định tại các khoản 6 và 7 Điều 34, khoản 3 Điều 69 và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự án đã trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; việc điều chỉnh dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình của các dự án này nếu được thực hiện sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định này.

2. Chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong các chứng chỉ đó. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thì tiếp tục cập nhật, bổ sung hồ sơ (nếu có) theo quy định của Nghị định này để thực hiện xét cấp chứng chỉ.

Điều 4. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 

 

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân ti cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trlý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
Lưu: VT, CN (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


Nguyễn
Xuân Phúc

CKTC ( Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

  1. Dịch vụ kế toán
  2. Dịch vụ thành lập công ty
  3. Dịch vụ quyết toán thuế
  4. Dịch vụ bảo hiểm xã hội
  5. Dịch vụ lập báo cáo tài chính
  6. Dịch vụ thay đổi GPKD
  7. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
  8. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn                             

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Tham khảo tại: www.cktc.vn

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.