Trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương hàng năm sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng không được phép quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Ngoài ra, việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương cũng cần đảm bảo sau khi trích lập doanh nghiệp không bị lỗ. Trường hợp doanh nghiệp lỗ thì không được trích mức 17%.

Không phải tính giảm chi phí tiền lương, tiền công nếu sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương.

Cũng theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định thì trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Theo đó, sau 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương được trích từ năm ngoái thì sẽ phải tính giảm chi phí tiền lương, tiền công cho kỳ tính thuế năm sau.

Điều đó có nghĩa rằng nếu doanh nghiệp sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương trong 06 tháng đó thì sẽ không phải tính giảm chi phí tiền lương, tiền công cho kỳ tính thuế năm sau.

Trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Chứng từ trích lập quỹ dự phòng tiền lương:

– Phải được quy định trong quy chế lương thưởng hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp (khi nào cần trích lập và mức dự kiến cần trích lập).

– Cần có 01 tờ trình về kế hoạch trả lương năm sau sẽ phải cần đến quỹ dự phòng tiền lương.

– Khi trích lập quỹ dự phòng tiền lương phải có phiếu chi và 01 quyết định của giám đốc về việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương: Mức trích lập; kế hoạch sử dụng quỹ trích lập;……….

Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương (Theo Thông tư 200) – Cách hạch toán quỹ dự phòng tiền lương (Theo Thông tư 200):

– Khi trích lập dự phòng phải trả khác, ghi:

Nợ TK 642 (6426): Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 352 (3524): Dự phòng phải trả

– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, ghi:

Nợ TK 352 (3524): Dự phòng phải trả

Có TK 334,………

– Khi lập báo cáo tài chính (sau 06 tháng của năm sau), doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã trích lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết  thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 (6426): Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 352 (3524): Dự phòng phải trả

+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã trích lập ở kỳ kế toán trước thì số chênh lệch phải hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 352 (3524): Dự phòng phải trả

Có TK 642 (6426): Chi phí quản lý doanh nghiệp

CKTC (Chìa Khóa Thành Công) cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp – uy tín – tận tình. Liên hệ để được hỗ trợ trực tiếp tại đây.

1. Dịch vụ kế toán

2. Dịch vụ báo cáo thuế

3. Dịch vụ thành lập công ty

4. Dịch vụ quyết toán thuế

5. Dịch vụ bảo hiểm xã hội

6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính

7. Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh – Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

8. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

9. Đăng ký thương hiệu

Tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty

Tham khảo bảng giá dịch vụ kế toán

Dịch vụ tra cứu hóa đơn

Dịch vụ tra cứu thông tin công ty

Tra cứu thông tin người nộp thuế: tại đây

Dịch vụ tra cứu ngành nghề kinh doanh

Trích lập quỹ dự phòng tiền lương

CKTC – UY TÍN LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *