Trên thực tế, nhiều trường hợp người lao động không thực hiện khám bệnh và chữa bệnh theo đúng tuyến bệnh viện tại nơi mình cư trú thì có được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của luật bảo hiểm không? Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ và trả lời về vấn đề hưởng chế độ tiền ốm đau khi khám bệnh trái tuyến
Chế độ ốm đau với người khám bệnh trái tuyến
Theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, về Điều kiện được hưởng chế độ ốm đau
“Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”
Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
- Sổ BHXH,
- Giấy xác nhận nghỉ ốm đau đối với người lao động điều trị ngoại trú và giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày.
Lưu ý: Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sĩ, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế (có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và có đăng ký chữ ký với cơ quan BHXH) ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Về nguyên tắc, khi người lao động (tham gia BHXH bắt buộc) đi thăm khám tại cơ sở y tế nếu cần thiết phải nghỉ việc để điều trị ngoại trú bác sĩ sẽ xác nhận số ngày nghỉ cần phải nghỉ việc để điều trị bệnh ngoại trú trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH kể từ ngày khám bệnh tại cơ sở y tế, ngày cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải khớp với ngày thăm khám tại cơ sở y tế.
Do vậy, trường hợp mà cá nhân khám bệnh ngoại trú thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Bảo hiểm. Nhưng ngày cấp xác nhận phải là ngày mà cá nhân đi khám bệnh tại cơ sở y tế.
Xem thêm: Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có bao gồm phụ cấp