Thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh

Dịch vụ kế toán CKTC chia sẻ về biểu thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh, bán cây giống đối với các công ty cảnh quan.

Thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh

– Cơ sở kinh doanh cây cảnh, cây lấy gỗ, cây con giống, hạt giống, phân, xơ dừa tro trấu nộp thuế GTGT như thế nào?

– Thuế suất thuế GTGT khi bán cây giống?

Căn cứ tính thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh:

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT;

– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

– Công văn 2439/CT-HTr ngày 15/01/2016chính sách thuế hoạt động bán giống cây trồng

– Công văn số : 13222/CT-TT&HT; Ngày phát hành :01/09/2016 V/v thuế suất thuế GTGT cây cảnh, cây kiểng – Tổng Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương-TNHH MTV

– Công văn 43/CT-TTHT ngày 05/01/2016 về thuế giá trị gia tăng đối với mua bán, chăm sóc cây xanh. Tham khảo

1/ Về thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh, cây kiểng.

– Tại Khoản, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

…”

– Tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”.

– Tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5%:

“5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này…

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ”.

– Tại khoản 5, điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho công ty XNK C.

Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D (là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở) thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D. Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

=> Theo đó thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh:

– Trường hợp Công ty mua trong nước hoặc nhập khẩu hạt giống, cây giống, cành giống, củ giống về ươm, trồng thành cây để bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp Công ty mua cây kiểng, cây cảnh về (không phân biệt có sử dụng hay không sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế) sau đó đem bán cho:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT;

+ Trường hợp nếu bán cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

– Trường hợp Chi nhánh/Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

– Trường hợp Chi nhánh/Doanh nghiệp là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua của người nông dân trực tiếp bán ra các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo (hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán) thì:

+ Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT;

+ Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%).

– Trường hợp Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế… thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%;

– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoạt động trong lĩnh vực mua bán cây cảnh, chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh trang trí cảnh quan đô thị nếu:

+ Công ty bán cây xanh, cây cảnh do Công ty tự trồng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT;

+ Trường hợp Công ty mua cây xanh, cây cảnh về bán lại cho các Doanh nghiệp, Hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

+ Trường hợp Công ty bán mặt hàng nêu trên cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

+ Trường hợp Công ty ký hợp đồng trồng cây xanh cho các dự án của các Công ty, nếu trong hợp đồng tách riêng từng loại thì phần cây xanh do Công ty mua về cung cấp thuộc đối tượng không kê khai tính nộp thuế GTGT. Các sản phẩm Công ty cung cấp: đất trồng cây, cát san lấp, đất phân, tro, trấu, xơ dừa trộn lẫn lộn áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.

+ Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ trồng cây, chăm sóc cây cảnh thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

Thuế suất thuế GTGT bán cây cảnh

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *