Mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ được quy định 1 loại thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau. Mặt hàng không chịu thuế: 0%, 5%, 10%… CKTC hướng dẫn cách tính thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ:
1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%:
Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và các hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 1.7 Mục II, Phần A Thông tư này).
1.1 – Hàng hoá xuất khẩu
Hàng hoá xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài kể cả uỷ thác xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ như:
a – Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
b – Hàng hoá gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.
c – Hàng hoá xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
1.2 – Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất
Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất, trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất…).
Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sở cung cấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định của Luật Thương mại; người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
2. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:
2.1 – Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ nước sạch do các tổ chức, cá nhân tự khai thác ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng đó không thuộc diện chịu thuế và các loại nước giải khát thuộc nhóm thuế suất 10%).
2.2 – Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
a – Phân bón bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt, phân vi sinh v.v…
b – Quặng làm nguyên liệu để sản xuất ra phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.
c – Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc diệt gián, diệt chuột, diệt mối, mọt, côn trùng, thuốc trừ nấm, trừ cỏ, thuốc hạn chế hoặc kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng v.v…
2.3 – Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế
Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh, các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương, dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, bơm kim tiêm, truyền máu, dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác; bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế.
2.4 – Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi
Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi (bao gồm cả vắc – xin, sinh phẩm, nước cất để pha chế thuốc tiêm); sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh theo Danh mục mặt hàng nêu tại Phụ lục số 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2.5 – Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, thước kẻ, bảng, phấn, com pa dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm.
Và các loại hàng hóa dịch vụ khác
2.6 – In các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại Điểm 1.13, Mục II, Phần A Thông tư này (trừ in tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền).
2.7 – Đồ chơi cho trẻ em.
2.8 – Các loại sách (trừ sách không chịu thuế GTGT nêu tại Điểm 1.13, Mục II, Phần A Thông tư này).
2.9 – Băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình.
2.10 – Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thuỷ sản, hải sản
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, ướp đông, ướp muối ở khâu kinh doanh thương mại (trừ các đối tượng nêu tại Điểm 1.1, Mục II, Phần A Thông tư này).
2.11 – Thực phẩm tươi sống, lương thực; lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại.
Lương thực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ; bột gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ.
Thực phẩm tươi sống là các loại thực phẩm chưa qua chế biến, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt lát, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, và các sản phẩm thuỷ, hải sản khác.
Lâm sản chưa qua chế biến là các loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
2.12 – Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
2.13 – Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây nứa, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá. v.v…
2.14 – Bông sơ chế là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại.
2.15 – Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp như cám, bã khô lạc, bột cá, bột xương v.v…
2.16 – Dịch vụ khoa học và công nghệ
Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như xử lý số liệu, tính toán, phân tích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi và các giải pháp thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới và sản phẩm mới; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2006/TT-BKHCN ngày 04/4/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về dịch vụ sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, ứng dụng, tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.
2.17 – Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cầy, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
2.18 – Than đá, than cám, than cốc, than bùn và than đóng cục, đóng bánh.
2.19 – Đất, đá, cát, sỏi (không bao gồm các sản phẩm được làm từ đất, đá, cát, sỏi như đá xẻ, đá ốp lát, ganitô).
2.20 – Hoá chất cơ bản gồm các loại hoá chất ghi trong Danh mục hoá chất (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
2.21 – Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng) bao gồm:
a – Các loại máy móc, thiết bị như: máy nổ, máy phay, máy tiện, máy bào, máy cán kéo, đột, dập; các loại thiết bị đồng bộ; thiết bị rời, thiết bị đo điện; ổn áp trên 50 KVA, thiết bị đo nước, kết cấu dầm cầu, khung kho và sản phẩm kết cấu bằng kim loại; các loại ô tô (trừ ô tô chịu thuế TTĐB); tầu, thuyền các loại, phương tiện vận tải khác; các loại phụ tùng, bán thành phẩm của các loại sản phẩm nói trên làm bằng kim loại (kể cả phụ tùng, bán thành phẩm của ô tô chịu thuế TTĐB).
b – Các loại công cụ sản xuất như máy khoan, máy cơ khí nông nghiệp nhỏ; máy cưa các loại, máy bào, máy tuốt lúa, máy bơm nước có công suất trên 10 m3/h; máy móc, công cụ làm đất và thu hoạch.
c – Các sản phẩm là công cụ sản xuất nhỏ như: kìm, búa, cưa, đục, xẻng, cuốc, liềm hái; bộ đồ nghề là sản phẩm cơ khí, đinh.
d – Lưới rào bằng thép từ B27 đến B41; dây thép gai; tấm lợp bằng kim loại; dây cáp chịu lực bằng kim loại, băng tải bằng kim loại.
đ – Tủ đóng cắt, tủ bảo vệ, tủ điều khiển, tủ đo lường trung thế, cao thế; trạm biến thế, trạm kios trung thế, cao thế; cầu dao cách ly trung thế, cao thế; đầu cáp, đầu hộp nối cáp ngầm trung thế, cao thế; cầu chì (12KV, 24KV, 36KV từ 6A trở lên).
Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất
2.22 – Khuôn đúc các loại bao gồm các loại khuôn dùng làm công cụ; để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá được tạo hình bằng khuôn; như khuôn đúc các chi tiết máy, khuôn để sản xuất các loại ống;
2.23 – Vật liệu nổ bao gồm thuốc nổ, dây cháy chậm, kíp nổ và các dạng được chế biến thành sản phẩm nổ chuyên dụng nhưng không thay đổi tính năng tác dụng của vật liệu nổ.
2.24 – Đá mài.
2.25 – Giấy in báo.
2.26 – Bình bơm thuốc trừ sâu.
2.27 – Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm.
2.28 – Nhựa thông sơ chế.
2.29 – Ván ép nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu như tre; nứa, bột gỗ, dăm gỗ, sợi gỗ, mùn cưa, bã mía, trấu… được ép thành tấm; không bao gồm sản phẩm gỗ dán.
2.30 – Sản phẩm bê tông công nghiệp
Sản phẩm bê tông công nghiệp gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông; cọc bê tông; cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông và hộp bê tông các loại; pa-nen và các loại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn (trừ gạch bê tông); bê tông thương phẩm (vữa bê tông).
2.31 – Lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900 – 20 trở lên.
2.32 – Ống thuỷ tinh trung tính (ống tuýp và ống được định hình như ống tiêm để đựng thuốc tiêm, ống nghiệm).
2.33 – Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá; các loại sợi; dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
2.34 – Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý; trừ vàng nhập khẩu quy định tại Điểm 1.26, Mục II, Phần A Thông tư này.
Sản phẩm luyện cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu kim loại quý; bao gồm những sản phẩm trực tiếp của công nghiệp luyện cán kéo ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm; như: sản phẩm kim loại ở dạng thỏi, thanh, tấm, dây.
Những sản phẩm luyện cán kéo đã sản xuất chế biến thành các sản phẩm khác; thì thuế suất được xác định theo mặt hàng.
2.35 – Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận; phụ tùng của máy (bao gồm cả máy vi tính các loại và các bộ phận của máy vi tính; máy in chuyên dùng cho máy vi tính), trừ bộ phận lưu giữ điện.
Các loại máy móc dịch vụ khác
2.36 – Sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là sản phẩm cơ khí.
2.37 – Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá; bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại Điểm 1.15, Mục II, Phần A Thông tư này.
2.38 – Vận tải bao gồm hoạt động vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách; không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại; trừ hoạt động môi giới; đại lý chỉ hưởng hoa hồng; bốc xếp hàng hoá, hành lý.
2.39 – Dịch vụ đăng kiểm các phương tiện và thiết bị ngành giao thông vận tải.
2.40 – Nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ.
2.41 – Phát hành và chiếu phim vi-đi-ô.
3 – Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% đối với hàng hoá, dịch vụ:
3.1 – Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.
3.2 – Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra.
3.3 – Sản phẩm điện tử.
3.4 – Sản phẩm cơ khí tiêu dùng.
3.5 – Đồ điện tiêu dùng.
Sản phẩm công nghiệp và các dịch vụ liên quan
3.6 – Sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất cơ bản hướng dẫn tại Điểm 2.20, Mục II, Phần B Thông tư này), mỹ phẩm.
3.7 – Dây dẫn điện, dây điện thoại, các loại dây dẫn khác; (trừ các loại dây là sản phẩm mới qua công đoạn cán; kéo nêu tại Điểm 2.34, Mục II, Phần B Thông tư này).
3.8 – Que hàn.
3.9 – Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren; bỉm trẻ em; băng vệ sinh phụ nữ.
3.10 – Giấy và sản phẩm bằng giấy (trừ giấy in báo hướng dẫn tại Điểm 2.25, Mục II, Phần B Thông tư này).
3.11 – Sản phẩm bằng da, giả da.
3.12 – Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát; và các loại thực phẩm chế biến khác; trừ các loại thực phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%.
3.13 – Sản phẩm gốm, sứ, thuỷ tinh, cao su, nhựa; gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%).
Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan
3.14 – Xây dựng, lắp đặt.
3.15 – Nhà, cơ sở hạ tầng do các cơ sở được Nhà nước giao đất; cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ tổ chức; cá nhân khác để đầu tư xây dựng nhà; cơ sở hạ tầng để bán hoặc chuyển nhượng.
3.16 – Cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; hoặc nhận quyền sử dụng đất của tổ chức; cá nhân khác để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cho thuê trong khu công nghiệp; khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ.
3.17 – Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông và Internet (trừ dịch vụ bưu chính; viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ hướng dẫn tại Điểm 1.25, Mục II, Phần A Thông tư này).
3.18 – Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
3.19 – Dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ tư vấn khác.
3.20 – Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế; bảo hiểm, kể cả môi giới bảo hiểm; (trừ loại bảo hiểm không chịu thuế GTGT quy định tại Điểm 1.8, Mục II, Phần A Thông tư này).
Sản phẩm dịch vụ du lịch
3.21 – Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; sao chụp; quay vi-đi-ô.
3.22 – Dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống.
3.23 – Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.24 – Vàng bạc, đá quý (trừ vàng nhập khẩu nêu tại Điểm 1.26, Mục II, Phần A Thông tư này).
3.25 – Đại lý tàu biển.
3.26 – Dịch vụ môi giới.
3.27 – Dịch vụ sửa chữa, bảo hành (trừ các dịch vụ nêu tại Điểm 2.36 Mục II Phần B Thông tư này).
3.28 – Hàng hoá không được nêu tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây; được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu; sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Trong quá trình thực hiện; nếu có trường hợp hướng dẫn thực hiện mức thuế giá trị gia tăng theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này; hoặc mức thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu; và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương; và cơ quan hải quan địa phương vẫn thực hiện thu thuế theo mức thuế suất đã thông báo; hoặc trả lời cho cơ sở kinh doanh, đồng thời tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ căn cứ quy định tại Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003; Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP; ngày 13/12/2005 của Chính phủ để hướng dẫn thực hiện.
Ví dụ 14: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu; sản xuất; gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
4. Việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
4.1 – Cơ sở xây dựng, lắp đặt có hợp đồng xây dựng; lắp đặt đã ký trước ngày 1/1/2004 theo giá đã có thuế GTGT với thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%; nhưng đến ngày 31/12/2003 các công trình xây dựng, lắp đặt dở dang chưa hoàn thành; thì tiếp tục được áp dụng thuế suất thuế 5% cho phần khối lượng; hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thực hiện còn lại theo hợp đồng.
4.2 – Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư xây dựng nhà; cơ sở hạ tầng để bán, đã ký hợp đồng bán nhà, cơ sở hạ tầng theo giá đã có thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT 5%; đã thu tiền của người mua tối thiểu là 30% giá trị hợp đồng trước ngày 1/1/2004; thì được áp dụng thuế suất 5% cho các hợp đồng này.
4.3 – Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline: 0888 139 339