Câu hỏi về thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tôi có một câu hỏi mong CKTC giải đáp: Hiện nay bên em đang tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, trên sổ sách của bên em vẫn còn khoản công nợ phải thu là hơn 8 tỷ (chủ sở hữu góp vốn rồi vay lại khoản tiền đó).
Em cũng có đọc nhiều bài viết liên quan đến điều kiện giải thể doanh nghiệp là việc hoàn tất nghĩa vụ nợ với các bên. Vậy trong trường hợp bên em bị bên đối tác nợ như thế này có phải đợi bên đối tác hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên em mới đủ điều kiện tiến hành thủ tục giải thể công ty không? Em xin cảm ơn!
Trả lời về thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến dịch vụ kế toán CKTC. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014:
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Khoản 5 điều 202 Luật doanh nghiệp quy định:
“5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì “Khoản nợ” mà công ty buộc phải thanh toán khi tiến hành thủ tục giải thể công ty được hiểu là nghĩa vụ phải trả nợ của công ty với các bên. Do đó trong trường hợp của bạn nếu công ty bạn đã thanh toán hết các khoản nợ với các bên theo Khoản 5 Điều 202 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty hoàn toàn có thể làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Việc bên đối tác công ty bạn còn nợ tiền của công ty thì đây không thuộc điều kiện giải thể doanh nghiệp theo Điều 201 của Luật doanh nghiệp năm 2014, do đó các thành viên góp vốn trong công ty bạn có thể họp bàn để hoàn tất thủ tục giải thể công ty. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể thì đối tác của công ty bạn nợ bạn các khoản tiền có thể trả hoặc không trả nếu bạn không có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi của các thành viên công ty hay quyền lợi cụ thể của công ty với khoản nợ mà bên đối tác phải trả, do bạn cung cấp khoản nợ mà đối tác đang nợ là nợ doanh nghiệp (phát sinh từ các giao dịch mua bán/kinh doanh/thương mại hay giao dịch cụ thể).
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339