Thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động

CKTC xin hướng dẫn quý khách hàng về điều kiện, thủ tục và một số lưu ý khi thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động tại Việt Nam.

Thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân đang tăng cao, thúc đẩy các việc thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, đặc biệt là tại các thành phố lớn. 

Căn cứ pháp lý về thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động:

– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;

– Luật việc làm năm 2013;

– Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

– Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

– Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

– Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều kiện được kinh doanh ngành nghề dịch vụ xuất khẩu lao động – Thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động.

Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động:

– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng;

– Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ. Mức ký quỹ mà Chính phủ quy định là 1 (một) tỷ đồng.

Thủ tục thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động

Tổ chức muốn thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

– Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

– Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

– Giấy ủy quyền cho CKTC thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho CKTC hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4. Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được phép hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 05 tỷ đồng theo quy định;

– Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 01 tỷ đồng;

– Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) – Hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

– Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

– Văn bản ủy quyền cho CKTC thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

CKTC cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Kết quả khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của CKTC:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;

– Dấu tròn công ty;

– Công bố mẫu dấu công ty;

– Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: Mở tài khoản, đặt in hóa đơn, tư vấn đăng ký chữ số nộp thuế qua mạng,…

– Dịch vụ kế toán trọn gói.

Thành lập công ty dịch vụ xuất khẩu lao động

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *