Thành lập ban kiểm soát công ty

CKTC cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, Ngoài ra, CKTC còn tư vấn thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Thành lập ban kiểm soát công ty TNHH

Ban kiểm soát trong công ty đóng vai trò như cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước. Nó ra đời nhằm thực hiện việc kiểm tra giám sát hoạt động quản lý và điều hành của công ty. Tùy vào loại hình công ty mà pháp luật quy định bắt buộc phải có thành lập Ban kiểm soát công ty hay không. Vấn đề này được quy đinh từ Điều 102 đến Điều 107 của Luật Doanh nghiệp 2014.

Thành lập ban kiểm soát công ty TNHH hoặc công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát công ty phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Ban kiểm soát do hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Cơ quan này quyết định bổ nhiệm 01 kiểm soát viên nếu quy mô công ty nhỏ, hoặc có thể thành lập Ban kiểm soát từ 03 đến 05 Kiểm soát viên nếu quy mô của công ty lớn, tùy thuộc nhu cầu của công ty. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên là 05 năm và được bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 lần. Bởi kiểm soát viên cần đảm bảo tính khách quan, trung thực, tránh việc lạm dụng chức vụ tư lợi cá nhân.

Thành lập ban kiểm soát công ty – Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên

Không phải bất cứ thành viên nào trong công ty cũng được bổ nhiệm làm kiểm soát viên. Kiểm soát viên phải đáp ứng một số điều kiện và tiêu chuẩn dưới đây:

Về tiêu chuẩn:

– Trình độ chuyên môn: đã được đào tạo 1 trong các chuyên ngành về tài chính, kiểm toán, kế toán, luật, quản trị kinh doanh. Bởi nhiệm vụ của Ban kiểm soát là quản trị và quản lý hoạt động công ty. Cho nên, để có thể giám sát được kiểm soát viên phải có kiến thức nhất định về một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động của công ty.

– Kinh nghiệm làm việc: 03 năm đối với kiểm soát viên và 05 năm với trưởng Ban kiểm soát đối với các công việc liên quan đến chuyên ngành đào tạo nêu trên. Với đặc thù công việc, kiểm soát viên phải có kinh nghiệm làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy mới đảm bảo Ban kiểm soát hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Về điều kiện:

– Không phải là người lao động của công ty.

– Không được kiêm Giám đốc và Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

– Không đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đó là doanh nghiệp nhà nước.

– Không phải là người có liên quan của người đứng đầu, cấp phó của cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc kế toán của công ty; kiểm soát viên khác của công ty.

Các điều kiện này ra đời nhằm đảm bảo cho kiểm soát viên làm việc trung thực, công khai, minh bạch, không bị ảnh hưởng và chi phối từ các đối tượng khác.

Thành lập ban kiểm soát công ty

Thành lập ban kiểm soát công ty – Quyền hạn và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Ban kiểm soát và kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền hạn:

– Giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ thống tài chính và việc thực hiện quy chế trong công ty;

– Tham gia cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển cũng như các quyết định quản lý điều hành công ty;

– Yêu cầu những người quản lý trong công ty cung cấp thông tin khi phát hiện sai phạm;

– Báo cáo với hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan khi phát hiện người quản lí có hành vi vi phạm pháp luật, quy chế của công ty;

– Đề nghị hội đồng thành viên/hội đồng quản trị thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và giúp đỡ trực tiếp ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty.

Nghĩa vụ:

– Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông/thành viên của công ty;

– Trung thành với lợi ích của công ty và thành viên/cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Chịu trách nhiệm khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty;

– Các nghĩa vụ khác theo pháp luật và điều lệ của công ty.

Thành lập ban kiểm soát công ty – Chế độ làm việc của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Đối với ban kiểm soát:

– Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty, xây dựng kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

– Ban kiểm soát họp định kỳ mỗi tháng 1 lần, hoặc có thể có các cuộc họp bất thường để rà soát, đánh giá, thông báo kết quả kiểm soát trong tháng cũng như thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua theo nguyên tắc đa số và các ý kiến khác được ghi chép để báo cáo cho hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông

Đối với kiểm soát viên:

– Kiểm soát viên không phải là trưởng ban kiểm soát được tham gia tối đa 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông;

– Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện công việc được phân công;

– Đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch đã được phân công.

Miễn nhiệm, cách chức kiểm soát viên

Chức danh kiểm soát viên không tồn tại bất biến theo sự tồn tại của công ty. Kiểm soát viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp sau:

Miễn nhiệm:

– Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên.

– Có đơn xin từ chức và được hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông chấp thuận.

– Được hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phân công thực hiện nhiệm vụ khác.

– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Cách chức:

– Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao;

– Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên;

– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Như vậy, Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vị trí, vai trò tương đối độc lập trong cơ cấu tổ chức của công ty. Một công ty thành công nếu có Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả và ngược lại.

Thành lập ban kiểm soát công ty TNHH

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *