CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Bài viết chia sẻ 05 trường hợp phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông tư 27/2018/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 10/01/2019, quy định các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư quy định, việc phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trên nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Phong tỏa vốn và tài sản là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một hoặc một số cách thức sau:
a – Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài;
b – Phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
c – Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vốn, tài sản vào Ngân hàng Nhà nước và phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vào;
d – Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang gửi vốn, tài sản phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi tại tổ chức tín dụng đó;
đ – Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vốn, tài sản vào một tổ chức tín dụng và yêu cầu tổ chức tín dụng đó phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi vào.
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:
1 – Giá trị thực của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định liên tục quá thời gian 06 tháng;
2 – Vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu khắc phục nhưng không có biện pháp khắc phục hoặc không khắc phục được trong thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
3 – Số lỗ lũy kế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 50% giá trị của vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
4 – Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu nhưng ngân hàng mẹ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh hoạt động tại Việt Nam;
5 – Khi có thông tin về việc ngân hàng mẹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc có yêu cầu phải giải thể, thanh lý, phá sản, hoặc bị rút giấy phép thành lập và hoạt động.
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:
1 – Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khắc phục được các vi phạm, tồn tại.
2 – Ngân hàng mẹ đã thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
3 – Ngân hàng Nhà nước nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ về việc ngân hàng mẹ đã khắc phục được các tồn tại.
Theo http://baophapluat.vn/bat-dong-san/5-truong-hop-phong-toa-von-doi-voi-chi-nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-428328.html
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline: 0888 139 339