Kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Việc doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm và cách hạch toán trong kế toán sẽ được CKTCDịch vụ kế toán hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp tham khảo.

Kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh bị xử phạt như thế nào? Bài viết này, CKTCDịch vụ kế toán thuế sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ những vấn đề này nhé.

1. Doanh nghiệp có được phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 – “Quyền của Doanh nghiệp” trong luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 thì doanh nghiệp được “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.

Điều này đã gây sự hiểu biết chưa chính xác của các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, nhiều doanh nghiệp hiểu rằng, doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi ngành nghề, chỉ cần pháp luật không cấm.

Trên thực tế, doanh nghiệp cần hiểu theo đúng luật là doanh nghiệp được phép kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không cấm, tuy nhiên nếu những mặt hàng, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải có đáp ứng đủ điều kiện (có giấy phép) thì mới được phép kinh doanh.

Với sự ra đời của nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nghị định này đã  bác bỏ nội dung sau trong Điều 25, nghị định 155/2013/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2013 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch đầu tư:

 “Vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

2. Quy định về thuế đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp, doanh nghiệp đã mua mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh và đã bán ra rồi thì về mặt thuế xử lý ra sao?

a/ Về thuế GTGT đầu vào:

Căn cứ khoản 15, điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 – Quy định các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT và Khoản 1, 2 điều 15 thông tư 219/2013/TT-BTC về Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh, mà những mặt hàng đó không bị cấm hoặc có điều kiện thì doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động kinh doanh đó.

b/ Về thuế GTGT đầu ra:

Khi doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng liên quan đến trường hợp này, doanh nghiệp phải tính, khai, nộp thuế GTGT đầu ra đầy đủ.

c/ Về chi phí đầu vào:

Căn cứ Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC về các khoản chi được trừ khi quyết toán thuế TNDN.

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….”

Căn cứ 37 khoản chi phí không được trừ quy định tại văn bản nêu trên thì không có khoản chi nào liên quan đến việc kinh doanh ngành, nghề không đăng ký kinh doanh mà không được trừ cả.

Vậy chi phí đầu vào nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Khoản 1 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, ngày 22/06/2015 – sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC là chi phí được trừ.

d/ Về ghi nhận doanh thu:

Căn cứ Điều 7 thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 22/06/2015 về Thu nhập khác:

“Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy khoản thu về từ hoạt động kinh doanh mặt hàng không có trong đăng ký kinh doanh được gọi là Thu nhập khác.

e/ Về hạch toán kế toán:

Doanh nghiệp tiến hành hạch toán hoạt động kinh doanh những mặt hàng, dịch vụ không có trong giấy phép kinh doanh như sau:

Khi doanh nghiệp mua hàng về:

Nợ TK 152, 156:

Nợ TK 133:

Có TK 111, 112, 331:

Khi doanh nghiệp bán hàng ra:

Hạch toán thu nhập khác:

Nợ TK 131, 111, 112:

Có TK 711:

Có TK 33311:

Đồng thời hạch toán chi phí khác:

Nợ TK 811:

Có TK 156:

Kinh doanh ngành nghề không đăng ký trong giấy phép kinh doanh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

 

 

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *