Khoản phụ cấp tiền xăng xe được tính vào chi phí chịu thuế TNDN

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Dịch vụ kế toán CKTC chia sẻ bài viết về khoản phụ cấp tiền xăng xe được tính vào chi phí chịu thuế TNDN tại đơn vị.

Khoản phụ cấp tiền xăng xe được tính vào chi phí chịu thuế TNDN

Khoản chi phụ cấp tiền điện thoại ở mức nào thì không chịu thuế TNCN và khoản phụ cấp tiền xăng xe được tính vào chi phí chịu thuế TNDN không? Để phục vụ cho công tác quyết toán cuối năm được tốt, dịch vụ kế toán CKTC xin trích dẫn chia sẻ với các bạn vấn đề này.

1/ Tiền xăng xe theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại Điều 6, khoản 2, điểm 2.2 về khấu hao tài sản, có quy định khấu hao của xe ô tô chở người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 1 quy định các khoản chi không được tính vào chi phí được trừ như sau:

“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Như vậy, theo quy định của 2 Thông tư trên, khoản chi về khấu hao xe đưa đón người lao động và khoản chi xăng xe đưa đón người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Người lao động cũng không chịu thuế TNCN của chi phí xăng xe đưa đón này, vì lợi ích mang tính tập thể, không xác định cho từng cá nhân.

Theo Điều 2, khoản 2 điểm a Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau …….. Nếu doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động, như một khoản phụ cấp theo lương, thì tiền phụ cấp này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN và là khoản phụ cấp theo lương chịu thuế TNCN.

2/ Tiền điện thoại: Theo quy định tại điểm đ.4, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản phụ cấp là thu nhập chịu thuế của người lao động, trong đó có: đ.4).

Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Vậy mức chi hiện hành của nhà nước được quy định như thế nào? Mức chi thế nào thì người lao động không phải chịu thuế TNCN?

Theo Quyết định số 17/VBHN-BTC, ngày 4/3/2014 của Bộ tài chính, về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có quy định:

Điều 1. Điện thoại cố định trang bị tại nhà riêng và điện thoại di động là tài sản của Nhà nước trang bị cho cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để sử dụng cho các hoạt động công vụ.

Điều 2. Các cấp lãnh đạo cao cấp được trang bị và cấp tiền điện thoại hàng tháng.

Điều 5. Mức mua máy điện thoại cấp riêng cho các cán bộ có tiêu chuẩn là:

1. Tiền mua máy 300.000 đồng/máy đối với điện thoại cố định và 3.000.000 đồng/máy đối với điện thoại di động.

Điều 6. Mức tiền cấp cho những cán bộ được trang bị điện thoại là:

1. Các cán bộ nêu tại các điểm a, b và c của khoản 2 Điều 2: mức 300.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 500.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

2. Các đối tượng nêu tại các điểm d, đ, e và g của khoản 2 Điều 2: mức 200.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

3. Các đối tượng còn lại: mức 100.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 250.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

Theo quy định của Quyết định này, chỉ một số cán bộ lãnh đạo mới được trang bị điện thoại và cấp tiền điện thoại hàng tháng để thực hiện các công vụ. Mức tiền mua máy cao nhất là: 3.000.0000đ/máy. Mức tiền cấp cho những cán bộ được trang bị điện thoại cao nhất là: 800.000đ/người/tháng.

Theo khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi được trừ khi xác định thuế TNDN là:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. …..

Khoản phụ cấp tiền xăng xe được tính vào chi phí chịu thuế TNDN

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *