Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về tài khoản 113 – Tiền đang chuyển là một tài khoản quen thuộc với kế toán, thường được sử dụng đối với các khoản tiền đã gửi nhưng chưa nhận được thông báo xác nhận. Vậy cách hạch toán tài khoản 113 như thế nào, hãy cùng CKTC tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
I. Cách hạch toán tài khoản 113 và mục đích của tài khoản 133
Theo điều 14 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì tài khoản 113 là tài khoản kế toán được dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp:
– Đã nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước;
– Đã gửi bưu điện để chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;
– Đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của ngân hàng.
Cũng trong điều này quy định khoản tiền đang chuyển bao gồm 2 loại, tiền Việt Nam và ngoại tệ được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng;
– Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác;
– Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào kho bạc để nộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và kho bạc Nhà nước).
II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 – Cách hạch toán tài khoản 113:
Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: Được dùng để phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển
– Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: Được dùng để phản ánh số ngoại tệ đang chuyển
Kết cấu của tài khoản 113 gồm 3 phần: bên Nợ, bên Có và số dư bên Nợ. Nội dung phản ánh cụ thể của mỗi phần chi tiết như sau:
1. Bên Nợ
Phần này sẽ thể hiện các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có.
Ngoài ra bên Nợ còn phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
2. Bên Có
Bên Có sẽ thể hiện số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng hoặc các tài khoản liên quan. Đồng thời cũng phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
3. Số dư bên Nợ
Phần này sẽ được dùng để thể hiện các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo.
III. Phương pháp hạch toán một số giao dịch thường gặp trong tài khoản 113 – Cách hạch toán tài khoản 113
1. Cách hạch toán tài khoản 113 – Thu tiền của khách hàng
Trong trường hợp doanh nghiệp đã thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng mà không thông qua quỹ, nhưng lại chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng thì kế toán cần ghi như sau:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có)
2. Cách hạch toán tài khoản 113 – Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng
Khi kế toán xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
3. Cách hạch toán tài khoản 113 – Làm thủ tục chuyển tiền từ khoản ở ngân hàng
Trong trường hợp kế toán đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng lại chưa nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng thì ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
4. Cách hạch toán tài khoản 113 – Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc
Nếu sau khi doanh nghiệp nhận được séc từ người mua và nộp séc đó vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng thì ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
5. Cách hạch toán tài khoản 113 – Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
Có TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
6. Cách hạch toán tài khoản 113 – Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 113 – Tiền đang chuyển (1131, 1132)
7. Cách hạch toán tài khoản 113 – Đối với khoản tiền đang chuyển bằng ngoại tệ
Cách hạch toán khoản tiền ngoại tệ đang chuyển cũng tương tự như tiền gửi ngân hàng hay tiền mặt bằng ngoại tệ.
Khi lập báo cáo tài chính, kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế để đánh giá lại tiền đang chuyển là ngoại tệ cuối kỳ:
– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ tăng so với đồng tiền Việt Nam), ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (1132)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái (tỷ giá ngoại tệ giảm so với đồng tiền Việt Nam), ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 113 – Tiền đang chuyển (1132)
Mail: cktc.vn@gmail.com – Website: cktc.vn