Cách định khoản hạch toán chiết khấu thương mại

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi  đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Bài viết hướng dẫn về cách định khoản hạch toán chiết khấu thương mại.

Cách định khoản hạch toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là một loại chiết khấu mà nhiều doanh nghiệp dùng để thu hút khách hàng. Bài viết này kế toán Chìa Khóa Thành Công xin hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại.

Phần trước các bạn đã được hướng dẫn cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại, phần này các bạn sẽ được hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại theo từng trường hợp cụ thể:

1. DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Chiết khấu thương mại có 3 hình thức cụ thể như sau: Chiết khấu theo từng lần mua hàng, số tiền chiết khấu được trừ trên hóa đơn lần mua cuối cùng hoặc kỳ sau, số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình. 

a. Nếu chiết khấu thương mại theo từng lần mua:

– Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

=> Như vậy trường hợp này: Trên hóa đơn GTGT là giá đã chiết khấu rồi (không thể hiện khoản chiết khấu trên hóa đơn).

BÊN BÁN HẠCH TOÁN:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn

       Có 511: Tổng số tiền (chưa có thuế)

       Có 3331: Thuế GTGT

BÊN MUA HẠCH TOÁN:

Nợ TK 156: Giá trị trên hóa đơn

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

       Có TK 111, 112, 331

b. Nếu chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số:

– Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

=> Như vậy: Trên hóa đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hóa đơn.

VD:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

Thành tiền

1

2 3 4 5

6=4×5

01 Máy tính ACER Chiếc 3 10.000.000 30.000.000
(Chiết khấu thương mại 10% theo hợp đồng số 001/A ngày 20/11/2014) Chiếc 10 1.000.000 10.000.000
 Cộng tiền hàng:                                                                                                20.000.000
Thuế suất GTGT: 10 %, Tiền thuế GTGT:                                                         2.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán                                                                             22.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi hai triệu đồng./.

BÊN BÁN HẠCH TOÁN:

– Phản ánh số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại: 10.000.000

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT phải nộp: 1.000.000

                    Có TK 131, 111, 112: 11.000.000

– Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131: Tổng số tiền chưa chiết khấu: 33.000.000

       Có 511: Tổng số tiền chưa chiết khấu: 30.000.000

       Có 3331: Thuế GTGT: 3.000.000

– Khi thu được tiền theo hóa đơn chiết khấu:

Nợ TK 111, 112: Số tiền đã được trừ khoản chiết khấu: 22.000.000

       Có TK 131: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu: 22.000.000

 – Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

       Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

BÊN MUA HẠCH TOÁN:

Nợ TK 156: Giá trên hóa đơn (giá đã trừ khoản chiết khấu)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

       Có TK 111, 112, 331: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu

c. Nếu kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hóa đơn:

– Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

BÊN BÁN HẠCH TOÁN:

– Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT phải nộp

                    Có TK 131, 111, 112 …

– Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

          Có TK 521 – Chiết khấu thương mại.

BÊN MUA HẠCH TOÁN:

Nợ TK 131, 111, 112….: Số tiền chiết khấu thương mại

       Có TK 156: Giảm giá trị hàng mua vào

       Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

Chú ý:

Chiết khấu thương mại không có số dư cuối kỳ.

Chiết khấu thương mại là tính trên giá bán. Nếu giá bán đã bao gồm thuế GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) thì chiết khấu này tính trên giá đã có thuế. Nếu giá bán chưa bao gồm thuế GTGT (công ty kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo pp khấu trừ) thì chiết khấu này tính trên giá chưa có thuế.

Cách định khoản hạch toán chiết khấu thương mại

2. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

– Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại

       Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

– Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

       Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Xem thêm:   Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, số tiền

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.