CKTC cung cấp dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. CKTC giải đáp các vấn đề về báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam:
– Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán năm cho cơ nhà nước không?
– Cuối năm tài chính, văn phòng đại diện ở nước ngoài phải làm những công việc gì?
Tổng quan về văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam:
– Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (VPĐD) được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở công thương, có con dấu tròn và mã số thuế để duy trì hoạt động;
– Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của Thương nhân nước ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện;
– Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới cơ quan cấp giấy phép;
– Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung chính của báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài phải thực hiện:
1. “Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán năm cho cơ quan thuế không?” thì:
– Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có chức năng xúc tiến thương mại, không kinh doanh, hạch toán phụ thuộc, nhận kinh phí từ công ty mẹ để hoạt động. Cho nên nó không phải là người nộp các loại thuế: thuế GTGT, thuế TNDN,… không phải hạch toán, kê khai hóa đơn đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Chính vì thế, VPĐD sẽ không phải nộp báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán năm cho cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, VPĐD có thể vẫn thực hiện việc lập báo cáo tài chính “nội bộ” khi công ty mẹ yêu cầu.
2. Về vấn đề “Cuối năm tài chính, văn phòng đại diện ở nước ngoài phải làm những công việc gì?” thì văn phòng đại diện cần lưu ý những công việc sau:
– Nhân sự của văn phòng đại diện (Bao gồm trưởng đại diện và lao động làm việc tại văn phòng đại diện):
+ Lao động làm việc tại văn phòng đại diện (Tại thời điểm báo cáo);
+ Thay đổi lao động trong năm (Chỉ báo cáo người vào làm việc và người chấm dứt làm việc tại văn phòng đại diện);
+ Hoạt động của văn phòng đại diện:
a) Hoạt động thương mại (Hoạt động chủ yếu trong năm, Kết quả hoạt động thực tế trong năm);
b) Hoạt động trong các lĩnh vực khác (Xúc tiến thương mại…).
Thủ tục về thuế và kế toán:
Văn phòng đại diện phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm tại văn phòng đại diện và thuế nhà thầu khi các khoản chi trả lương, thưởng và phí dịch vụ cho đối tượng chịu thuế được thực hiện.
=> Lập hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài phải nộp hàng năm:
Trước ngày 30/01 hàng năm, Lập và nộp báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài trong năm cho Sở Công Thương (Theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 32 của Nghị định 07/2016/NĐ-CP).
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline: 0888 139 339