Chìa Khóa Thành Công hướng dẫn cách xử lý về hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu đồng thường xảy ra tại doanh nghiệp.
1. Hóa đơn mua cùng 1 ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng cộng dồn > 20 triệu đồng thì khi thanh toán cần chú ý điểm gì?
2. Có bắt buộc phải chuyển khoản hay không? Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ như thế nào?
3. Giá trị hợp đồng > 20 triệu nếu chia nhỏ ra xuất hóa đơn thì có bị ảnh hưởng gì không?
* Căn cứ về cách xử lý về hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu đồng:
– Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi).
– Điều 6 Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP.
– Điều 15 thông tư Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
* Theo đó cách xử lý về hóa đơn cùng ngày trên 20 triệu đồng:
– Về thuế TNDN: Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật… Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Về thuế GTGT:
+ Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ. Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.
+ Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
* Như vậy, căn cứ các quy định về hóa đơn trên 20 triệu đồng:
1. Trường hợp Tổng Công ty theo trình bày ký hợp đồng mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của Công ty X trong cùng một ngày, có nhận 02 hóa đơn từ Công ty X, Tổng Công ty đã thanh toán cho hóa đơn trị giá 05 triệu đồng bằng tiền mặt và hóa đơn trị giá 25 triệu đồng bằng chuyển khoản thì khoản thanh toán bằng tiền mặt cho hóa đơn trị giá 05 triệu đồng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
2. Trường hợp Tổng Công ty ký hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp Y có tổng giá trị hàng hóa mua vào là 60 triệu đồng; về nguyên tắc khi xuất giao hàng cho Tổng Công ty (chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu) nhà cung cấp Y phải lập hóa đơn xuất giao cho Tổng Công ty cho toàn bộ giá trị hàng hóa (không phụ thuộc vào thỏa thuận tại hợp đồng thanh toán tiền thành hai đợt khác nhau). Do đó vào ngày 09/02/2014, Tổng Công ty nhận hóa đơn GTGT là 15 triệu đồng và thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Y và hôm sau ngày 10/02/2014 nhận hóa đơn còn lại giá trị 45 triệu đồng và Tổng Công ty đã thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng cho nhà cung cấp Y thì chỉ được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với hóa đơn có giá trị 45 triệu đồng.
* Chi tiết tại: Công văn 4131/CT-TTHT 2014 ngày 02/06/2014 chính sách thuế của Doanh nghiệp Hồ Chí Minh
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339
Mail: cktc.vn@gmail.com