CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. CKTC – Dịch vụ kế toán về xây dựng hệ thống thang bảng lương cho doanh nghiệp.
Ngày 01/01/2018, thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới và các quy định đóng BHXH căn cứ trên mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung đối với đơn vị sử dụng lao động. Dịch vụ kế toán CKTC gửi đến đơn vị hướng dẫn chi tiết xây dựng hệ thống thang bảng lương cho năm 2018.
Căn cứ theo Điều 93 của Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012: Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh xã hội Quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
I. Hồ sơ xây dựng hệ thống thang bảng lương
Bao gồm:
1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội;
2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương;
3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương;
4. Bảng hệ thống thang, bảng lương;
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng;
6. Khai trình sử dụng lao động lần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó);
7. Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH);
8. Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở).
Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại và đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND.
II. Hướng dẫn chi tiết cách lập hồ sơ xây dựng hệ thống thang bảng lương
1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh xã hội:
Lập theo mẫu trên.
Mức lương tối thiểu vùng xin áp dụng không được thấp hơn quy định tại thời điểm lập Thang bảng lương.
Năm 2018, mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP.
2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương:
Lập theo mẫu.
3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương:
Lập theo mẫu, có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Thư ký và đại diện Công đoàn cơ sở.
Trường hợp đơn vị không có Công đoàn cơ sở thì có ký xác nhận của đại diện cán bộ công nhân viên.
4. Hệ thống thang bảng lương:
Căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình.
Bậc lương:
– Số lượng bậc lương phụ thuộc vào lựa chọn xây dựng của đơn vị, thường thì các doanh nghiệp hay xây dựng 10 bậc. Người lao động khi mới vào làm việc sẽ áp dụng bậc 1, và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.
– Mức lương bậc 1 tại các nhóm: yêu cầu thỏa mãn điều kiện:
+ Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng;
+ Giữa các nhóm chức danh phải có sự chênh lệch lương tối thiểu 5%;
– Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Và các nhóm vị trí công việc sau cũng xây dựng tương tự, lấy bậc 1 làm gốc, các bậc tiếp theo trong cùng một nhóm vị trí công việc cao hơn ít nhất bằng 5% của bậc trước liền kề. (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP).
– Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm và hưởng mức lương như nhau.
– Mức lương tối thiểu áp dụng: Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm lập Thang bảng lương, từ 01/01/2018 theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP.
Lưu ý:
– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
5. Xây dựng bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
Lập theo mẫu trên.
Quy định chi tiết cho mỗi vị trí công việc theo hệ thống thang, bảng lương đã xây dựng.
6. Khai trình sử dụng lao động:
Trường hợp đơn vị chưa nộp Khai trình sử dụng lao động, thì tại hồ sơ này đơn vị doanh nghiệp nộp bổ sung luôn.
Đơn vị căn cứ thời điểm lập thang bảng lương để áp dụng mẫu:
– Khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động;
– Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm hoặc cuối năm;
7. Quy chế trả lương, thưởng, chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tự xây dựng theo đặc thù sản xuất kinh doanh, định mức và quy định của công ty.
In hồ sơ: In hồ sơ làm 2 bộ, đóng quyển hồ sơ tất cả các tài liệu theo hướng dẫn và thứ tự như trên (không đóng công văn vào trong quyển hồ sơ) và đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại 1 trong các địa điểm
– Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện;
– Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận/huyện;
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG