Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán CKTC, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các vấn đề pháp lý xung quanh việc sáp nhập doanh nghiệp và thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Cơ sở pháp lý về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:

Luật doanh nghiệp 2014 

Luật cạnh tranh 2004

Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp:

Thứ nhất bản chất của việc sáp nhập doanh nghiệp.

” Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Theo đó việc sáp nhập doanh nghiệp có thể được hình dung như sau: Công ty A + Công ty B = Công ty A. Trong đó công ty A được gọi là công ty nhận sáp nhập và công ty B được gọi là công ty bị sáp nhập, sau khi tiến hành thủ tục sáp nhập thì công ty B chấm dứt sự tồn tại, toàn bộ tiền tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công ty B đều được chuyển giao cho công ty A. 

Thứ hai một số lưu ý khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp.

” 3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.”

Luật cạnh tranh 2004 có quy định như sau:

” Điều 16. Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”

Theo đó nếu thị phần của doanh nghiệp nhận sáp nhập mà từ 30- 50% thì mình phải làm thủ tục thông báo với cục quản lý cạnh tranh, trường hợp mà doanh nghiệp nhận sáp nhập chiếm thị phần trên thị trường liên quan từ 50% thì không được tiến hành sáp nhập trừ hai trường hợp được quy định tại điều 19 luật cạnh tranh như trên.

Thứ ba về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Trước hết hai bên phải tiến hành thành lập hợp đồng sáp nhập, điều lệ của công ty nhận sáp nhập. Trong đó hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ của công ty và người lao động.

Sau khi có hợp đồng sáp nhập rồi thì các công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ xin xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và xin đóng mã số thuế lên cơ quan thuế quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có), tổng cục hải quan (nếu có)…

Sau đó sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập tại sở kế hoạch và đầu tư:

– Hồ sơ gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 

+ Điều lệ công ty nhận sáp nhập 

+ Biên bản quyết định của chủ sở hữu /Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)

+ Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty nhận sáp nhập về việc nhận sáp nhập công ty, thông qua Hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)

+ Hợp đồng sáp nhập

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập

– Sau đó tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư.

Trường hợp của bạn thì bạn có thể thực hiện theo hình thức sáp nhập hoặc hoặc hợp nhất đều, nếu là sáp nhập thì chỉ chấm dứt tồn tại của một công ty còn nếu theo hình thức hợp nhất thì cả hai công ty đều chấm dứt hoạt động tất cả quyền và nghĩa vụ đều được chuyển giao cho công ty mới. Còn đối với hình thức giải thể thì bạn chỉ thực hiện được khi mà công ty mình không còn bất cứ một khoản nào chưa thanh toán. 

Do đó bạn có thể thực hiện thủ tục sáp nhập theo hướng dẫn của bên mình ở trên. Bạn lưu ý về một số vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh.

Nhượng quyền thương mại được quy định trong luật thương mại 2005 như sau:

” Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu công ty A là công ty nhận nhượng quyền thương mại. Hiện tại nếu muốn chuyển toàn bộ vốn tài sản và quyền nghĩa vụ của công ty A sang cho công ty B và chấm dứt hoạt động của công ty A thì trường hợp này mình có thể thực hiện dưới hình thức sáp nhập doanh nghiệp, công ty A sẽ là công ty bị sáp nhập còn công ty B là công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp sau khi thực hiện việc sáp nhập thì toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công ty TNHH sẽ được chuyển giao cho công ty cổ phần. Công ty TNHH sẽ chấm dứt hoạt động, công ty không còn tồn tại nữa kể từ khi thực hiện sau thủ tục sáp nhập. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp bạn thực hiện theo hướng dẫn ở trên.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

Mail: cktc.vn@gmail.com

Posted in:
About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.