Quy định lập bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. CKTC – Quy định lập bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT.

Quy định lập bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT

Đối với các doanh nghiệp khi thực hiện bán hàng nhưng lượng hàng hóa trên hóa đơn nhiều hơn số dòng trên hóa đơn thì kế toán sẽ phải thực hiện xuất hóa đơn cho khách hàng như thế nào? Trường hợp ngược lại, khi mua hàng thì hóa đơn đi kèm với bảng kê bán hàng như thế nào là hợp lệ để người nộp thuế có thể tính phần chi phí vào trong chi phí tính thuế TNDN?

Dịch vụ kế toán CKTC xin chia sẻ quy định lập bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT để quý doanh nghiệp tham khảo và cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết.

Theo thông tư 39 Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ kèm theo hóa đơn. Sau đây, CKTCDịch vụ kế toán hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết khi bán hàng.

Cụ thể: Theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn.

– Hoặc Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

a) Nội dung ghi trên hóa đơn:

– Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

– Các chỉ tiêu khác ghi trên hóa đơn GTGT (doanh số hàng hóa bán ra chưa có thuế GTGT, thuế GTGT, tổng giá trị thanh toán…).

b) Nội dung trên bảng kê:

– Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế;

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.

– Trường hợp người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn GTGT.

– Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.

– Trường hợp bảng kê có nhiều trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng và người mua hàng như trên hóa đơn.

– Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. (Người bán và người mua phải lưu giữ bảng kê kèm theo cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu).

Xin lấy 1 ví dụ để các bạn dễ hình dung:

VD: Ngày 12/12/2016 Công ty bán cho công ty B 12 bộ điều hòa, trong đó mỗi bộ là 1 mã hàng khác nhau, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vì vậy, công ty phải lập hóa đơn kèm theo bảng kê chi tiết tên các mặt hàng như sau:

1. Cách viết hóa đơn kèm theo bảng kê:

upload_2017-1-16_14-44-38.png

Chú ý:

– Nếu các mặt hàng có thuế suất thuế GTGT khác nhau, thì phải lập riêng hóa đơn GTGT cho từng loại thuế suất.

VD: Có 100 mặt hàng A thuế suất 10%, và có 50 mặt hàng B thuế suất 5%. Thì các bạn phải tách ra làm 02 hóa đơn và 02 bảng kê khác nhau.

2. Cách lập bảng kê kèm theo hóa đơn:

Bảng kê kèm theo hóa đơn phải đảm bảo các nội dung:

+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế;

+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền;

+ Thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán.

– Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.

– Nếu bảng kê có nhiều trang thì phải đánh số trang liên tục và đóng dấu giáp lai.

– Người bán và người mua phải lưu giữ bảng kê kèm theo cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu.

upload_2017-1-16_14-50-11.png

Căn cứ quy định đã nêu trên:

– Trường hợp, công ty nhận được hóa đơn và bảng kê khi mua hàng hóa không ghi đầy đủ các tiêu thức theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 25 Thông tư 39/2014/TT-BTC nêu trên như: hóa đơn không có số bảng kê, ngày của bảng kê, bảng kê không có số;

– Trường hợp, người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ mà bảng kê không có tiêu thức thuế GTGT, tiền thuế GTGT… thì sẽ không được dùng để kê khai, khấu trừ thuế GTGTghi nhận chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế.

Quy định lập bảng kê kèm theo hóa đơn GTGT

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.