Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. Thủ tục và cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp cho quý doanh nghiệp tham khảo.

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp. Khi thực hiện chuyển nhượng vốn góp, bên chuyển nhượng phải thực hiện kê khai thuế đối với bên chuyển nhượng theo quy định tại khoản 4 Điều 16, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

1. Nguyên tắc kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

– Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

– Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.

– Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

– Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện việc khai thay hồ sơ khai thuế của cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).

2. Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

Cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo mẫu sau:

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015.

– Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

– Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.

– Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

Cơ quan thuế lập thông báo số thuế phải nộp mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015 gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp).

3. Nơi nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

Cá nhân, doanh nghiệp khai thay nộp hồ sơ khai thuế chuyển nhượng vốn góp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có vốn góp chuyển nhượng.

4. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

– Cá nhân khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.

– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước thời điểm làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.

5. Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

– Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

– Cá nhân có chuyển nhượng vốn phải khai thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực theo hướng dẫn trên.

– Ngoài ra, theo Thông tư 111/2013/BTC – TCT khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán) cần lưu ý như sau:

+ Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.

+ Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.

+ Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.

Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).

6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%.

Bài viết: “Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp”.

Có thể bạn quan tâm: “Doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất”.

Khái niệm thương mại: là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

– Bản chất thương mại là việc mua đi bán bán lại để hưởng phần % chênh lệch giữa giá bán ra trừ đi giá mua vào.

– Tiền A => mua hàng bán ra => tiền = tiền A + chênh lệch tiền thu được – tiền A => khoản chênh lệch gọi là lợi nhuận, hoa hồng.

– Doanh nghiệp thương mại là là loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động chủ yếu thông qua mua bán hàng hóa để kiếm lời mà không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

Khái niệm sản xuất hay sản xuất của cải vật chất: là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?.

Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

– Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.

– Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản… Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông… Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

– Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn góp

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.