Sau 2 tháng ra mắt, ứng kết nối đa dịch Go-Viet đã chiếm được 35% thị phần tại Thành phố Hồ Chí Minh theo số liệu được chia sẻ tại chương trình Cà phê Khởi nghiệp mới đây. Go-Viet đang trở thành đối thủ đáng gờm của Grab tại thị trường Việt Nam – Xe ôm công nghệ.
“Go-Viet là công ty Việt Nam hoàn toàn” – Xe ôm công nghệ, Nguyễn Vũ Đức – nhà đồng sáng lập kiêm CEO của nền tảng dịch vụ này tự tin khẳng định trong buổi trả lời phỏng vấn. Theo anh có 3 yếu tố để chứng tỏ Go-Viet – Xe ôm công nghệ là công ty Việt Nam bao gồm: Kinh nghiệm, Hiểu biết thị trường và Đội ngũ sáng lập, điều hành là người Việt. Tuy nhiên CEO này cũng nhấn mạnh thêm để thắng lợi trên thị trường công nghệ đầy cạnh tranh hiện nay Go-Viet cần 2 yếu tố nữa gồm Công nghệ rất thành công tiên tiến của thế giới và nguồn lực tài chính đủ mạnh.
“Hai yếu tố này chúng tôi đã tìm thấy ở một đối tác chiến lược trong Đông Nam Á là Go-jek – Xe ôm công nghệ. Về triết lý Go-jek sẵn sàng chia sẻ, họ giao toàn quyền lại cho người Việt Nam. Trên cơ sở kinh nghiệm của họ, Go-Viet phải tiếp tục chỉnh sửa lại phù hợp, đem lại lợi ích cho thị trường Việt Nam”, anh Đức chia sẻ.
Xe ôm công nghệ hiện được xem sản phẩm tiên phong của ứng dụng kết nối này. Ý tưởng đẩy mạnh vào dịch vụ xe ôm công nghệ được anh Đức và cộng sự ấp ủ từ thời mùa hè 2014. Lúc này anh cũng là một trong những người triển khai Uber tại Việt Nam. Thấy tiềm năng của mảng xe máy, phía Việt Nam đã đề xuất Uber triển khai tuy nhiên do không am hiểu địa phương nên Uber chần chừ không triển khai và mất dần thị phần vào Grab.
“Tôi nghĩ một trong những điểm khiến Grab có lợi thế áp đảo chính là xe máy”, CEO Go-Viet nhìn lại quyết định đáng tiếc của Uber. Sự kiện này càng củng cố thêm niềm tin về vai trò của người địa phương trong việc thấu hiểu nhu cầu của người dùng với anh. Ngoài ra CEO này không phủ nhận rằng Việt Nam vẫn cần công nghệ, tài chính của thế giới và nên cởi mở để tiếp nhận những thành công từ đó áp dụng vào thị trường trong nước.
Nói thêm về vị doanh nhân trẻ tuổi này, trước khi bước chân vào con đường khởi nghiệp, anh Đức từng làm việc 10 năm tại một ngân hàng thương mại lớn thuộc hàng Big4 tại Việt Nam, qua nhiều bộ phận khác nhau như định chế tài chính, bán lẻ, quản trị vận hành. Bước ngoặt cuộc đời đến khi Đức dành được học bổng MBA tại Harvard. Trong quá trình thực tập tại Uber, những trải nghiệm tại đây khiến anh hiểu rõ thêm tác động của công nghệ tới nền kinh tế và một ngành nghề.
“Điều này thay đổi hoàn toàn hướng đi của mình. Khi về nước tôi quyết định chọn hướng khởi nghiệp, phải có gì đó liên quan đến công nghệ”, CEO Đức nhớ lại.
Tuy nhiên anh cũng cho biết công nghệ chỉ là 1 phần của câu chuyện khởi nghiệp nhưng những thấu hiểu về thị trường, hiểu về con người Việt Nam, vận hành thị trường, đối nhân xử thế, kinh nghiệm quản lý anh học được từ 10 năm làm việc tại ngân hàng, trải qua rất nhiều vị trí và học được rất nhiều từ thực tế.
Tháng 3 năm 2018, Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á và Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau mua bán và sáp nhập này. Sau thương vụ này, Grab cũng tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber Việt Nam và một số nước khác. Theo số liệu của hãng này, chỉ tính riêng năm 2017, số lượng lượt tải về ứng dụng đã tăng gấp 2,5 lần, số đối tác (cách Grab và Uber nói về tài xế), đã tăng gấp 4 lần và số thành phố có mặt đã tăng gấp 5 lần.
Với vị thế khá vững của Grab, việc Go-Viet dành được 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh chỉ sau 2 tháng ra mắt được xem là khá ngoạn mục. Vì là người đến sau nên Go-Viet tung ra nhiều ưu đãi về giá để lôi kéo khách hàng tại Tp.HCM và Hà Nội. Bắc tiến sau khi ra mắt thành công tại Tp. HCM, Go-Viet cho phép khách hàng thủ đô đặt xe với ưu đãi đồng giá 1.000đ cho khách tại 6 quận trung tâm đi quãng đường dưới 6km.
“Đối với dịch vụ vận tải hành khách, mỗi sản phẩm yếu tố cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào giá. Đồng thời bên cạnh đó là công nghệ và cuối cùng là hiểu khách hàng. Ban đầu cạnh tranh giá là để người ta dùng thử sản phẩm của mình. Sau đó là người ta thích, còn mình cần giữ được chất lượng”, CEO Go-Viet chia sẻ về chiến lược cạnh tranh của hãng này khi gia nhập thị trường.
Tất nhiên CEO này khẳng định giá chỉ là yếu tốt đầu tiên nhưng không thể đi đường dài bằng việc cạnh tranh giá. Theo đó về dài hạn, giá dịch vụ sẽ ở mức hợp lý có lợi cho cả người dùng và doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp kinh doanh bản chất phải có lợi nhuận.
Một lý do khác khiến CEO này cho rằng giá cả chỉ là một yếu tố sơ khai đầu tiên khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Ví dụ như thời điểm Uber vào Việt Nam yêu cầu cung cấp thẻ tín dụng đa phần bạn của anh Đức đều không tin tưởng tuy nhiên sau 1 thời gian trở thành thói quen và họ cũng không rút thẻ ra. Chính vì vậy anh cho rằng điều quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, thứ 2 là tiện lợi cho khách hàng. CEO Go-Viet tự hào công nghệ thiết kế của Go-Viet chỉ trong 1 chạm đồng thời công nghệ thanh toán gọn nhẹ.
Tuy nhiên câu hỏi tiếp theo đặt ra là làm sao để đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Theo nhận định của anh Đức, Go-Viet luôn hiểu rõ mình chỉ là nền tảng kết nối dịch vụ. Người quyết định dịch vụ là tài xế – Xe ôm công nghệ. Việc khách hàng hài lòng hay không thì từ tài xế. Vì vậy phải làm tài xế hài lòng khi làm việc cho Go-Viet.
“Chính sách của chúng tôi tạo cho tài xế thoải mái, được tôn trọng, tự do. Người tài xế cần gì: Tự chủ. Họ cần sự lựa chọn, không muốn bị phụ thuộc vào ai đó. Thứ hai là thu nhập ổn định”, anh chia sẻ. Vì vậy cũng như các nền tảng khác, Go-Viet hướng tới là đa dịch vụ làm tăng thu nhập, lúc nào cũng có việc cho tài xế. Thứ ba là tập trung đào tạo cho tài xế, luôn luôn lắng nghe. Ngoài ra còn có các cơ chế thưởng để khích lệ họ.
Theo nhận định của CEO này, hiện trên thị trường chưa có ứng dụng nào chiếm được vị trí thống lĩnh khi thực hiện đa dịch vụ. Mỗi ứng dụng đang đi theo hướng khác nhau và đang ở giai đoạn khởi đầu. Và trong bối cảnh cạnh tranh này, người có lợi nhất là người dùng.
Theo http://cafebiz.vn/ceo-nguyen-vu-duc-go-viet-la-cong-ty-viet-nam-hoan-toan-20181108120222591.chn
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC
Mail: cktc.vn@gmail.com
Hotline: 0888 139 339