Dự phòng nợ phải thu khó đòi

CKTC – Dịch vụ thành lập công ty – Dịch vụ kế toán hướng dẫn doanh nghiệp về nghiệp vụ kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1. Khái niệm dự phòng phải thu khó đòi

Trong quan hệ thanh toán hoặc mua bán vật tư hàng hóa, doanh nghiệp có những khoản nợ phải thu nhưng chủ nợ không có khả năng thanh toán.  Các khoản nợ không thu được đó gọi là nợ khó đòi và được xác định là một khoản lỗ.

Để đề phòng hạn chế tổn thất về các khoản nợ phải thu khó đòi có thể xảy ra đồng thời đảm bảo giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí trong kỳ thì cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí quản lý kinh doanh của năm báo cáo.

Như vậy dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu không có khả năng thu được trong năm kế hoạch.

2. Phương pháp xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có hai phương pháp xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi:

– Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

 Doanh thu bán hàng  chưa thu tiền

x

Tỷ lệ % (Được xác định dựa vào kinh nghiệm thực tế của các năm trước)

= Dư nợ TK 131 x Tỷ lệ %

– Tính theo thời gian thu nợ

Mức trích lập dự phòng xác định dựa vào thời gian quá hạn của nợ phải thu từng kỳ. Sau đó tổng hợp lại, thời gian quá hạn càng dài thì mức dự phòng các lớn. Thời gian quá hạn được xác định dựa vào hóa đơn bán hàng.

3. Phương pháp hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi theo thông tư 133 và thông tư 200

3.1 Phương pháp kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi trong giảm giá chứng khoán kinh doanh

a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, g

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244…

e) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

3.2 Phương pháp kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi trong giảm giá hàng tồn kho

a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

d) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

 

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *