Hướng dẫn hạch toán điều chuyển tài sản cho chi nhánh

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. CKTC – Hướng dẫn hạch toán điều chuyển tài sản cho chi nhánh.Hướng dẫn hạch toán điều chuyển tài sản cho chi nhánh

Trường hợp công ty mẹ mua tài sản nhưng lại chuyển giao các công ty con, chi nhánh sử dụng cho hoạt động thì kế toán cần phải ghi nhận như thế nào?. Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc chi nhánh hạch toán độc lập thì có điểm gì khác nhau. Chìa Khóa Thành Công xin chia sẻ bài viết về hướng dẫn hạch toán điều chuyển tài sản cho chi nhánh.

– Căn cứ Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp.

Điều 13. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện. 

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. 

2. Nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này. 

Như vậy, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về việc có làm con dấu hay không mà pháp luật không bắt buộc chi nhánh phải có con dấu.

Nếu như bạn muốn xuất hàng từ chi nhánh này để bán và xuất hóa đơn của trụ sở chính thì phải đăng ký theo đơn vị hạch toán phụ thuộc. 

Ví dụ: Nếu chi nhánh ở TPHCM này không trực tiếp bán hàng và không phát sinh doanh thu thì mới được kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính còn nếu có phát sinh các hoạt động trên thì phải kê khai thuế ở TPHCM.  

– Căn cứ Thông tư 39/2014/TT- BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

  • Tại tiết b.2 khoản 2.15 Phụ lục 4 quy định:

 h.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyến đối ỉoạỉ hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo hộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT theo quy định ”

– Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

  • Tại tiết a, tiết b khoản 7 Điều 5 quy định:

 7 Các trường hợp khác:

Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; Biên bản định giá tài sản của hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp: Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, Sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc thì tài sản không phải xuất hóa đơn.

c) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này. ”

Căn cứ các quy định trên, Doanh nghiệp mua TSCĐ sau đó thực hiện điều chuyển cho chi nhánh để sử dụng thì:

– Trường hợp, chi nhánh của Doanh nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc thì Doanh nghiệp phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn theo quy định tại tiết a tiết b khoản 7 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định.

– Trường hợp chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập thì khi điều chuyển tài sản cho chi nhánh. Doanh nghiệp phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Định khoản các nghiệp vụ kế toán về điều chuyển tài sản cho chi nhánh:

1. Tại đơn vị nhận tài sản:

Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ

Có TK 214 Giá trị hao mòn

Có TK 336 Phải trả nội bộ (Giá trị còn lại)

2. Tại đơn vị giao tài sản (Nếu là đơn vị cấp trên)

Nợ TK 136 Phải thu nội bộ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 Giá trị hao mòn

Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ

Hướng dẫn hạch toán điều chuyển tài sản cho chi nhánh

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

Mail: cktc.vn@gmail.com

 

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.