Xuất hóa đơn giảm trừ doanh thu cho công ty xây lắp

Chìa Khóa Thành Công hướng dẫn việc xuất hóa đơn giảm trừ doanh thu cho công ty xây lắp.

– Công trình đã nghiệm thu và xuất hóa đơn theo quyết toán với chủ đầu tư nhưng sau khi thẩm định lại của cơ quan chức năng như: Kiểm toán nhà nước, UNBND tỉnh (phòng tài chính huyện)….thì đơn vị thi công sẽ phải xử lý như thế nào?

– Xử lý hóa đơn đã xuất như thế nào?

* Căn cứ: Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

” Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

– Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:

Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hóa đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

+ Như vậy:

+ Nếu sai do xuất hóa đơn thấp hơn quy định hoặc thỏa thuận của 2 bên trước đó: Xuất hóa đơn điều chỉnh tăng.

+ Nếu sai do xuất hóa đơn cao hơn quy định hoặc thỏa thuận của 2 bên trước đó: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.

Bước 01: Người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn sai sót. (lập 02 bản – mỗi bên giữ 01 bản)

Bước 02: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh tăng/ giảm giá trị công trình. 

* Các chứng từ đi kèm:

– Biên bản đối chiếu công nợ

– Biên bản kiểm tra hiện trường

– Biên bản xác nhận khối lượng tăng/giảm

– Quyết định xử lý của kiểm toán/ Phòng tài chính của Huyện….

– Quyết định phê duyệt quyết toán tăng/giảm số tiền phải thanh toán cho nhà thầu.

– Phụ lục hợp đồng điều chỉnh tăng/giảm

– Dự toán khối lượng điều chỉnh tăng/giảm

– Biên bản quyết toán giá trị công trình sau khi đã tăng/giảm

– Xuất hóa đơn điều chỉnh tăng/giảm

………………..

+ Chú ý: Trên hóa đơn viết sai đang sai phần nào thì chúng ta điều chỉnh phần đó. Những phần đúng gạch chéo không ghi nguyên tắc sai đâu sửa đấy, không ghi lại những chỉ tiêu đã đúng.

– Khi lập hóa đơn điều chỉnh giảm các không ghi âm số âm (tức là không được đánh dấu trừ đằng trước giá trị giảm hoặc dấu ngoặc số tiền bằng số).

– Khi kê khai thuế kê khai âm trên phụ lục bên Bán phụ lục 01 bán ra, bên mua là phụ lục 02 mua vào.

=> Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

* Chi tiết tại: Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Hotline – Viber – Zalo: 0888 139 339

Mail: cktc.vn@gmail.com

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.