Các khoản chi phí bị khống chế

CKTC là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ quyết toán thuế – dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanhdịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội và dịch vụ giải thể công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam. CKTC – Dịch vụ kế toán chia sẻ bài viết về các khoản chi phí bị khống chế năm 2018 để quý doanh nghiệp tham khảo.

Các khoản chi phí bị khống chế

Tổng hợp các khoản chi phí bị khống chế, mức khống chế như: Chi phí nghỉ mát, chi phí lãi vay, công tác phí, bảo hiểm nhân thọ, trang phục, chi phí quà tặng – phúc lợi cho nhân viên, quảng cáo…

Căn cứ pháp lý hiện hành về các khoản chi phí bị khống chế:

– Luật số 71/2014/QH13.

– Nghị định 146/2017/NĐ-CP.

– Thông tư 78/2014/TT-BTC.

– Thông tư 96/2015/TT-BTC.

– Công văn Số 2785/TCT-CS.

– Thông tư 25/2018/TT-BTC

1. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hội nghị, cho biếu tặng……….

Theo điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

Trước năm 2015: Mức khống chế 15% áp dụng đối với các khoản chi phí bao gồm: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Nhưng kể từ ngày 06/08/2015: Thì Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 14 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

=> Tức là: Những khoản chi phí nêu trên SẼ KHÔNG BỊ KHỐNG CHẾ 15% nữa.

Quy định về hàng khuyến mãi quảng cáo hàng mẫu

– Khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng không bị khống chế (Trước: Chiết khấu thanh toán là khoản chi phí bị khống chế khi tính vào chi phí được trừ)

Theo Công văn số 76515/CT-TTHT ngày 23/11/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội:

“Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi phí tiếp thị bán hàng, chăm sóc khách hàng, trích thưởng khuyến mãi và chi hỗ trợ chi phí cho CBCNV để thực hiện các chương trình thi đua khuyến khích bán hàng nhằm thúc đẩy kinh doanh dịch vụ và phát triển thị trường tại các tỉnh, thành phố; các khoản chi này chi trực tiếp cho CBCNV của các Bưu điện tỉnh/ thành phố (là các đơn vị làm đại lý cung cấp dịch vụ cho Công ty) thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính nếu đáp ứng các điều kiện:

– Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

– Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên được quy định cụ thể trong kế hoạch chương trình khuyến khích thi đua của Công ty và trong hợp đồng ký kết giữa Công ty và Tổng công ty.

– Có đầy đủ bảng kê danh sách cán bộ công nhân viên được nhận tiền hỗ trợ theo đúng mức và điều kiện hỗ trợ mà Công ty và Tổng công ty đã ký kết theo hợp đồng.

– Công ty thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản chi hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.”

2. Chi phí nghỉ mát, phúc lợi cho nhân viên:

Theo khoản 4 điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC:

“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

– Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

– Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;

– Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

– Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

– Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

– Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;

– Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này)

– Và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

=> Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Các khoản chi phí bị khống chế

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CKTC

Mail: cktc.vn@gmail.com

Hotline: 0888 139 339

About the Author

C K T C

Chìa Khóa Thành Công cung cấp dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói, thành lập công ty trọn gói, dịch vụ quyết toán thuế, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh và dịch vụ giải thể doanh nghiệp.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *